Rolex tiếp tục thống trị thị trường đồng hồ xa xỉ

Infographic dưới đây xếp hạng các thương hiệu đồng hồ Thụy Sĩ hàng đầu dựa trên thị phần ước tính của họ vào năm 2023, trích dẫn từ dữ liệu do LuxeConsult và Morgan Stanley cung cấp…

thi-phan-dong-ho-thuy-sy-627.jpg

Đồng hồ Thụy Sĩ từ lâu đã nổi tiếng về độ chính xác, sự khéo léo tinh tế và chất lượng vượt trội. Trong một phân tích về ngành công nghiệp đồng hồ cao cấp được thực hiện bởi Morgan Stanley và LuxeConsult cho thấy, những chiếc đồng hồ có mức giá trên 25.000 CHF (tương đương 27,6 USD) chiếm tới 69% toàn bộ mức tăng trưởng mà ngành đồng hồ Thụy Sĩ chứng kiến trong năm 2023.

Ngoài ra, những mặt hàng có giá trị lớn này chiếm tới gần một nửa, 44%, tổng giá trị xuất khẩu đồng hồ của Thụy Sĩ. Mặc dù có đóng góp đáng kể về mặt giá trị nhưng phân khúc này chỉ chiếm 2,5% tổng khối lượng tính theo số lượng sản phẩm bán ra.

Những thảo luận trong báo cáo chỉ ra sự thống trị của đồng hồ xa xỉ Thuỵ Sĩ trên thị trường toàn cầu, báo hiệu sức mạnh của tay nghề thủ công tinh tế lâu đời trong việc thu hút cơ sở người tiêu dùng theo định hướng xa xỉ.

Những người đam mê đồng hồ và các nhà sưu tập đang thúc đẩy xu hướng tăng trưởng này và dường như không hề bối rối trước những mức giá cao ngất ngưởng. Điều này một lần nữa khẳng định sức hút của ngành đồng hồ và danh mục đầu tư “tài sản đam mê” (passion asset) vẫn còn vững chắc ngay cả trong bối cảnh kinh tế đang có nhiều thay đổi.

Vào năm 2023, ngành đồng hồ Thụy Sĩ đã đạt được doanh thu kỷ lục với tổng trị giá 26,7 tỷ CHF (30 tỷ USD).

Các thương hiệu đồng hồ “Big Four”, gồm có Rolex, Patek Philippe, Audemars Piguet và Richard Mille đã đạt được tổng thị phần 43,9% vào năm ngoái, cao hơn hẳn so với thị phần trước Covid-19 là 36,9%.

Trong đó, doanh số đồng hồ Rolex lần đầu tiên vượt 10 tỷ franc Thụy Sĩ (11,2 tỷ USD), vượt xa đáng kể các đối thủ như Cartier với CHF 3,1 tỷ USD (3,5 tỷ USD) và Omega với CHF 2,6 tỷ USD (2,9 tỷ USD).

Ngoài ra, thương hiệu đồng hồ xa xỉ này đã sản xuất 1,34 triệu chiếc đồng hồ trong năm và bên cạnh kết quả bán hàng xuất sắc, Rolex đã củng cố vị trí dẫn đầu của mình với hơn 30,3% thị phần bán lẻ. Con số này đặt ra một khoảng cách lớn giữa Rolex và Cartier, hãng giữ vị trí á quân với 8% thị phần. Theo sát sau là OMEGA, Patek Philippe, Audemars Piguet và Richard Mille đều lọt vào top 5.

Trong khi Rolex và công ty chị em Tudor chiếm 1/3 doanh số bán hàng trên thị trường đồng hồ Thụy Sĩ, điều đáng chú ý là các tập đoàn lớn như Swatch và Richemont chỉ chiếm một phần ba còn lại trong tổng số.

Ở một diễn biến khác, thương hiệu Vacheron Constantin lần đầu tiên gia nhập “câu lạc bộ tỷ USD” với tư cách là thương hiệu thứ 8 vượt qua doanh thu 1 tỷ CHF, ghi nhận mức 1,097 tỷ CHF (1,23 tỷ USD).

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…

Donald Trump đe áp thuế nặng, Trung Quốc và Mexico phản ứng ra sao?

Donald Trump đe áp thuế nặng, Trung Quốc và Mexico phản ứng ra sao?

Trong khi Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum và Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã có một cuộc trò chuyện nhằm xoa dịu các căng thẳng, thì phía Trung Quốc lại gay gắt chỉ trích đề xuất áp thuế và cảnh báo nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến thương mại mới giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới…

"Trump 2.0": Những cú "quay xe" bất ngờ

"Trump 2.0": Những cú "quay xe" bất ngờ

Chuẩn bị quay lại Nhà trắng lần thứ 2, ông Trump vẫn giữ những quan điểm cứng rắn: Tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, trục xuất di dân... Nhưng ở một số lĩnh vực, Trump 2.0 có thể sẽ rất khác so với Trump 1.0.