Ngành hải sản Nhật Bản tìm kiếm “bến đỗ” mới trước các lệnh cấm của Trung Quốc

Các nhà đầu tư cho rằng các biện pháp trừng phạt của chính phủ Trung Quốc có thể chính là cơ hội mở rộng thị trường cho ngành thuỷ hải sản Nhật Bản…

Sò điệp là một trong những mặt hàng thực phẩm được xuất khẩu nhiều nhất của Nhật Bản, trị giá khoảng 91 tỷ yên vào năm 2022
Sò điệp là một trong những mặt hàng thực phẩm được xuất khẩu nhiều nhất của Nhật Bản, trị giá khoảng 91 tỷ yên vào năm 2022

Sò điệp khổng lồ từ thị trấn đánh cá Betsukai phía bắc Nhật Bản, trên đảo Hokkaido, vốn nổi tiếng là một trong những thực phẩm ngon nhất hành tinh và cũng là nguyên liệu mang tính thương hiệu trên những đĩa sushi cao cấp.

Trong tháng qua, chính phủ Nhật Bản đã khuyến khích người dân tiêu thụ ít nhất 5 con sò điệp mỗi ngày để giúp giảm bớt lượng hàng tồn kho tích trữ sau khi Trung Quốc ban hành lệnh cấm nhập khẩu các loại hải sản hai mảnh vỏ của Nhật Bản kể từ tháng 8.

Tuần trước, các căn cứ quân sự của Mỹ ở Nhật Bản đã mua hàng trăm tấn sò điệp và các loài giáp xác “mắc kẹt” trong “cuộc chiến kinh tế” với Trung Quốc, theo như cách gọi của đại sứ Mỹ tại Tokyo, ông Rahm Emanuel.

“Đây có thể là cú sốc lớn nhất cho ngành trong một thập kỷ qua”, ông Takeshi Ise, chủ tịch của Marui Sato Kaisan, một công ty chế biến sò điệp ở Betsukai, nói về lệnh cấm mà Trung Quốc đưa ra sau khi Nhật Bản bắt đầu xả nước lọc từ nhà máy hạt nhân Fukushima.

Nhưng ngay cả khi các doanh nghiệp quay cuồng vì hậu quả, thì giới đầu tư lại cho rằng đây có thể là một sự thúc đẩy bất ngờ cho ngành, mang đến cơ hội đẩy nhanh hợp tác quốc tế và chuyển hướng chuỗi cung ứng để bán trực tiếp vào các thị trường như Mỹ.

Sò điệp là mặt hàng thực phẩm được xuất khẩu nhiều nhất của Nhật Bản, trị giá khoảng 91 tỷ yên vào năm 2022, tăng 42% so với một năm trước đó. Trung Quốc từng người mua lớn nhất, nhưng các giám đốc điều hành trong ngành cho biết chỉ khoảng 10 đến 15% được tiêu thụ trong nước, phần còn lại được chế biến và xuất khẩu sang Mỹ và Đông Nam Á.

Xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm thủy sản từ Hokkaido sang Mỹ đã tăng lên 1,6 tỷ yên (10,6 triệu USD) trong tháng 9 so với mức 1 triệu yên của cùng kỳ năm trước, do doanh số bán sang Trung Quốc, phần lớn trong số đó trước đây được để chế biến và tái xuất, đã giảm xuống mức 0, theo số liệu hải quan.

“Sò điệp Nhật Bản là một trong những loại ngon nhất thế giới... do đó chúng tôi chắc chắn vẫn sẽ bán được chúng”, ông Motohisa Yoshimura, giám đốc điều hành của Yoshimura Food, công ty nắm trong tay khoảng 10% thị trường sò điệp của Nhật Bản.

US ambassador to Japan Rahm Emanuel, announced a plan to buy Hokkaido scallops on Tuesday.jpg
Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản Rahm Emanuel công bố kế hoạch mua một lượng lớn sò điệp Hokkaido

“Thách thức đối với năm tới sẽ là liệu ngư dân, công ty chế biến và nhà kinh doanh có thể thống nhất được mức giá phù hợp để Nhật Bản, Mỹ và các nước ngoài Trung Quốc có thể mua sò điệp hay không”, ông Takeshi Ise của Marui Sato Kaisan lưu ý.

Sò điệp đã trở thành mục tiêu địa chính trị vào tháng 7, một tháng trước khi chính phủ Nhật Bản bắt đầu xả 1,3 triệu tấn nước đã qua xử lý nhưng vẫn còn nhiễm phóng xạ nhẹ từ vụ tan chảy hạt nhân Fukushima Daiichi năm 2011.

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế đã phê duyệt kế hoạch của Tokyo, nhưng Trung Quốc phản ứng gay gắt thông qua các lệnh cấm hoàn toàn đối với nhập khẩu thủy sản Nhật Bản, khiến giá cả sụt giảm và khiến hàng tồn kho chồng chất.

Lệnh cấm vận, bao gồm cả ở Hồng Kông, cũng ảnh hưởng tới ngành công nghiệp chế biến quan trọng ở Trung Quốc.

Nhưng các nhà đầu tư cũng cho biết, ngay cả trước “cơn giận dữ thương mại” của Trung Quốc, hoạt động kinh doanh của ngành cũng đã gặp phải nhiều “cơn sóng” lớn.

Bởi bất chấp nhu cầu trên toàn cầu, ngành thuỷ hải sản vẫn phải gánh chịu nhiều vấn đề về nhân khẩu học và kinh tế vĩ mô rộng hơn đang gây khó khăn cho doanh nghiệp Nhật Bản.

Các công ty thủy sản và chế biến đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng, lực lượng lao động hiện tại đang già đi và nhiều tập đoàn không có người kế nhiệm cho những người sáng lập lớn tuổi. Cùng với chi phí gia tăng và thiếu vốn để đầu tư vào việc hiện đại hóa các thiết bị lạc hậu, nhiều công ty nhỏ đã gần như sụp đổ.

Nhưng cũng như các khía cạnh khác của doanh nghiệp Nhật Bản, sự cạnh tranh lâu năm đã ngăn cản sự hợp nhất giữa các công ty, cản trở giải pháp cho những vấn đề của ngành.

Một công ty đang bắt đầu nỗ lực để thay đổi điều đó. Trong 8 năm qua, Yoshimura Food đã mua lại gần 30 công ty thực phẩm trong khu vực và gần đây nhất là hai tập đoàn chế biến sò điệp lớn. Khi làm như vậy, Yoshimura Food đã mang đến hy vọng về sự xuất hiện của một “nhà vô địch sò điệp Nhật Bản”.

Đại diện của Yoshimura cho biết: “Để có được sức mạnh ngang bằng với các công ty chế biến hàng đầu ở nước ngoài, chúng tôi cần có quy mô lớn hơn. Chúng tôi muốn tạo cho mình một vị thế vững vàng để trực tiếp thương lượng mức giá cũng như điều khoản phù hợp hơn với các đối tác quốc tế”.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

"Giới siêu giàu" đang được định nghĩa lại?

Định nghĩa "Giới siêu giàu" đã thay đổi

Với sự gia tăng nhanh chóng của các tỷ phú đã khiến người ta bắt đầu phải tìm kiếm một định nghĩa mới - phù hợp hơn để miêu tả chính xác thế nào là "Giới siêu giàu".

 Bùng nổ thị trường chợ xám hàng xa xỉ tại Trung Quốc

Bùng nổ thị trường chợ xám hàng xa xỉ tại Trung Quốc

Thị trường “chợ xám” (Grey Market - thị trường phi chính thức) hàng xa xỉ tại Trung Quốc đang ngày càng phát triển khi người tiêu dùng trẻ tuổi đổ xô đi “săn lùng” các mức giá hời trên một số nền tảng trực tuyến…

Đâu là nơi tốt nhất để đầu tư bất động sản ở Châu Âu?

Đâu là nơi tốt nhất để đầu tư bất động sản ở Châu Âu?

Theo báo cáo mới được công bố của 1st Move International, Lithuania, Hungary và Estonia là những địa điểm tốt nhất để đầu tư bất động sản ở Châu Âu. Trong khi đó, các quốc gia Tây Âu như Bỉ và Pháp lại được xếp vào danh sách ít hấp dẫn nhất…

Fed đã thành công trong việc kiểm soát lạm phát?

Fed đã thành công trong việc kiểm soát lạm phát?

Dữ liệu lạm phát tuần này cho thấy Fed đang tiến gần đến mục tiêu lạm phát 2% ngay sau khi cắt giảm lãi suất mạnh mẽ 0,5 điểm phần trăm vào tháng trước. Goldman Sachs dự báo, chỉ số PCE của Mỹ trong tháng 9 sẽ đạt mức 2,04% và có thể được làm tròn xuống 2%…

Các thành viên EU đồng ý tăng thuế đối với xe điện Trung Quốc

Các thành viên EU đồng ý tăng thuế đối với xe điện Trung Quốc

Liên minh châu Âu (EU) đã bỏ phiếu thông qua việc tăng thuế đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc. Mặc dù vấp phải phản đối từ Đức và Hungary, nhưng mức thuế bổ sung này dự kiến sẽ có hiệu lực vào cuối tháng 10/2024 nếu EU và Bắc Kinh không đạt được các thỏa thuận chung...

“Soán ngôi” Jeff Bezos, Mark Zuckerberg leo lên giàu thứ hai thế giới

“Soán ngôi” Jeff Bezos, Mark Zuckerberg leo lên giàu thứ hai thế giới

Mark Zuckerberg đã vượt qua Jeff Bezos để trở thành người giàu thứ hai thế giới, với giá trị tài sản ròng đạt 206,2 tỷ USD. Thành công này phản ánh đà tăng trưởng mạnh mẽ của Meta nhờ lợi nhuận từ quảng cáo trực tuyến và đầu tư vào trí tuệ nhân tạo…

Doanh nghiệp đồng hành cùng Gala Doanh nhân Thăng Long 2024

VNPTEVNHanelDaewooDu lịch Hà NộiEurowindowGeleximcoHandicoHà Nội groupHaproMay 10May Hồ GươmQuân Đức Thảo dượcROXSâm Ngọc LinhThi SơnThuỷ TạUDICViệt Mỹ