Người giàu miễn nhiễm với suy thoái, ngày một giàu hơn

Người giàu chưa bao giờ giàu có hơn thế và họ đang chi tiêu nhiều hơn bao giờ hết so với thời trước đại dịch...

Người giàu miễn nhiễm với suy thoái, ngày một giàu hơn

“Richcession” – Ý nói vấn đề suy thoái với người giàu là ý tưởng cho rằng những người siêu giàu đang cảm thấy nỗi đau kinh tế lớn hơn những nhóm khác trong xã hội. Tuy nhiên, điều đó không xảy ra trong thực tế và sự thực là người giàu chưa bao giờ giàu có hơn thế và họ đang chi tiêu nhiều hơn bao giờ hết so với thời trước đại dịch.

“Hiện tại, người giàu đang giàu hơn so với hồi trước đại dịch. Họ có rất ít nợ và đang sống trong thời kỳ lãi suất rất thấp”, theo Kinh tế trưởng của Moody’s là Mark Zandi. “Mọi người cứ nói về richcession, nhưng tôi không thấy gì cả”.

Các nhà kinh tế cho rằng, giới tiêu dùng giàu có nhất hiện không thiết tha Rolex và các mặt hàng xa xỉ khác nữa. Tuy nhiên, lý do không phải vì họ quá nghèo để mua một chiếc Rolex.

Ông Mark Zandi ước tính các hộ gia đình có thu nhập cao có hơn một nghìn tỷ USD tiền tiết kiệm và 1% người giàu nhất đang nắm giữ khoảng 30% tổng tài sản quốc gia. Trên thực tế, 1% người giàu nhất đã không giàu như vậy kể từ năm 1989.

Thay vào đó, sự tập trung của người tiêu dùng phần lớn chuyển sang mảng dịch vụ - những trải nghiệm như những tấm vé xem liveshow đắt đỏ của Taylor Swift thay vì hàng hóa những thứ đang trở thành “hàng hot” trong suốt đại dịch. Hầu hết người Mỹ hiện đang tăng chi tiêu cho những hàng hóa nhưng cũng có nhu cầu tăng cho dịch vụ.

“Đây chỉ là sự thay đổi về sở thích”, ông Mark Zandi nói. “Họ đi ra và làm gì đó, và đó là nơi tiền sẽ tới. Họ đến xem show Taylor Swift với giá 2.000 USD. Họ không mua Rolex nữa”.

Và trong khi Rolex có thể là một món đồ được thèm muốn trong số những người chi tiêu trẻ tuổi mới giàu thì hàng ngũ những người cực kỳ giàu có có thể đang chi tiêu nhiều hơn cho những thương hiệu như Patek Philippe và các thương hiệu siêu cao cấp khác.

Người giàu thực sự đang chi tiêu nhiều hơn so với trước đại dịch, theo Claudia D'Arpizio, một đối tác tại công ty tư vấn Bain &; Company. Theo kinh nghiệm của bà, chi tiêu xa xỉ có mối tương quan cao với thị trường chứng khoán và các nhà đầu tư đã tận hưởng lợi nhuận cao trong năm nay khi S&P 500 phục hồi từ mức thấp nhất năm 2022.

106858408-1616549389375-gettyimages-1194263403-29324_lfs_2019-10-17_pb_ak_d-hai_0202_o_cor.jpeg
Người giàu đang càng ngày càng giàu hơn

"Cũng có những lý do về mặt tâm lý như cảm giác bạn chỉ được sống 1 lần trong đời”, D’Arpizio nói. “Nỗi sợ hãi về Covid đã tạo ra một loại... thái độ ích kỷ, và mọi người tập trung vào việc làm sao để cảm thấy tốt hơn so với các chủ đề khác. Vì vậy, chúng ta sẽ không sớm thấy sự giảm tiêu thụ của người tiêu dùng”.

Bain &; Company ước tính doanh số bán hàng hóa và dịch vụ xa xỉ trên thị trường toàn cầu đã tăng 20% lên 1,5 nghìn tỷ USD vào năm ngoái, cao hơn khoảng 10% so với lợi nhuận ghi nhận vào năm 2019. Lĩnh vực dịch vụ xa xỉ là một điểm nóng đặc biệt. Doanh thu trong ngành khách sạn cao cấp tăng hơn gấp đôi lên 211 tỷ USD, một phần do nhu cầu du lịch mạnh mẽ. Scott Dunn, một nhà lập kế hoạch kỳ nghỉ sang trọng và điều hành tour du lịch, cho biết lượng đặt phòng kỳ nghỉ cao cấp đã tăng 34% trong sáu tháng qua so với cùng kỳ năm ngoái.

Đặt phòng kỳ nghỉ trung bình trị giá khoảng 35.000 USD, nhưng giá cho các kỳ nghỉ theo kế hoạch có thể lên tới hơn 400.000 USD, tổng giám đốc của Scott Dunn Bắc Mỹ Bridget Lackie nói với Insider. Các kỳ nghỉ ở cấp cao hơn liên quan đến việc người tiêu dùng giàu có vung tiền vào các chuyến đi mạo hiểm, những thứ như thám hiểm Bắc Cực, đặt chỗ riêng sau giờ làm việc để vào Vatican hoặc đi du lịch đến những nơi chỉ có thể đến bằng trực thăng.

Đại dịch đã thay đổi cách khách hàng tiếp cận du lịch. Phần lớn khách cảm thấy như thể thời gian đã mất, vì vậy họ muốn bù đắp cho những năm mọi người phải ở nhà vì những lệnh phong tỏa chống dịch.

Nhu cầu về bất động sản hạng sang cũng ở mức cao khi Redfin ước tính giá bất động sản hạng sang tăng 5% so với năm trước. Mặc dù lãi suất thế chấp cao đã đóng băng hầu hết thị trường nhà ở, những người mua giàu có dường như không bị trì hoãn bởi chi phí vay cao, nếu điều đó có nghĩa là họ sẽ có một cuộc sống chất lượng hàng đầu.

Jennifer Stillman – một đại lý của hãng bất động sản xa xỉ nói rằng sự thích thú vẫn duy trì mạnh dù với một vài BĐS “giá cao” – tầm 4 triệu USD hoặc hơn và gồm những tiện ích xa xỉ như xây sân tennis, bể bơi và nhà hàng.

Và mặc dù Zandi nói rằng ông hy vọng người tiêu dùng sẽ tránh xa việc mua hàng hóa, những người giàu cũng vẫn tiếp tục mua các mặt hàng giá cao. Doanh số bán ô tô hạng sang ghi nhận kỷ lục mới, tăng 6% lên 627 tỷ USD vào năm 2022. Doanh số bán du thuyền và máy bay phản lực tư nhân cũng vậy, tăng 18% lên 28 tỷ USD.

“Nếu đây là richcession, người giàu có lẽ sẽ nói hãy mang tới đây nào. Với tôi, đây không phải cảm giác giống như richcession”, Zandi nói.

Có thể bạn quan tâm

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…