Người tiêu dùng xa xỉ châu Á ưu tiên sản phẩm thủ công hơn hàng may sẵn

Người tiêu dùng xa xỉ châu Á ưu tiên sản phẩm thủ công hơn là hàng may sẵn bởi họ quan tâm nhiều hơn đến chất lượng, uy tín và giá trị được đầu tư vào sản phẩm....

Người tiêu dùng xa xỉ châu Á ưu tiên sản phẩm thủ công hơn hàng may sẵn

Theo báo cáo mới của Bluebell Group, một trong những nhà phân phối và điều hành thương hiệu hàng đầu tại khu vực Châu Á cho biết, hiện nay 70% người tiêu dùng xa xỉ Châu Á ưu tiên sản phẩm thủ công hơn là hàng may sẵn bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Malaysia...

Đây là sự thay đổi đáng chú ý trong ngành. Được biết, khách hàng bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến chất lượng, uy tín và giá trị được đầu tư vào sản phẩm.

Tuy nhiên, danh tiếng của thương hiệu vẫn đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua hàng xa xỉ. Tại các thị trường như Trung Quốc, Đông Nam Á và Đài Loan, tỷ lệ người tiêu dùng coi trọng danh tiếng của thương hiệu lần lượt là 96%, 91% và 90%.

Ngoài ra, việc ủng hộ các thương hiệu cao cấp Châu Á tại khu vực này có xu hướng tăng cao, với Trung Quốc là nước dẫn đầu với tỷ lệ ủng hộ mạnh mẽ là 85%, tiếp theo là Đông Nam Á với tỷ lệ ủng hộ là 83%.

Hơn nữa, cũng có một xu hướng ngày càng tăng đối với việc tiêu dùng có ý thức. Điều đó chỉ ra rằng, khách hàng đang trở nên chủ động hơn trong việc đánh giá giá trị tái bán của các sản phẩm mà họ mua. Trong bối cảnh hiện nay, 74% số người tiêu dùng được hỏi đều cho biết họ đang xem xét và cân nhắc khả năng tái bán sản phẩm khi thực hiện quyết định mua hàng. Điều đó có thể cho thấy một sự chuyển đổi trong cách tiêu dùng, với sự tập trung vào việc mua sắm thông minh và bền vững hơn.

Ngoài việc mua sắm, người tiêu dùng Châu Á còn quan tâm đến các dịch vụ và ưu đãi mà những thương hiệu xa xỉ này đem lại. Đặc biệt là ở các khu vực như Trung Quốc (97%), Đài Loan (92%) và Hồng Kông (91%), có tỷ lệ lớn người tiêu dùng kỳ vọng nhận được những đặc quyền đặc biệt từ các thương hiệu trong quá trình mua sắm.

Kết quả này nhấn mạnh sự quan trọng của việc điều chỉnh các dịch vụ để đáp ứng nhu cầu và sở thích đa dạng của người tiêu dùng trên toàn Châu Á. Cụ thể, điều này có thể bao gồm việc cải thiện dịch vụ khách hàng, tăng cường trải nghiệm mua sắm trực tuyến và tạo ra các chương trình khuyến mãi phù hợp với đặc điểm địa phương.

Trên thực tế, người tiêu dùng cho biết họ sẵn lòng chấp nhận giá cả tăng nếu các thương hiệu cung cấp chất lượng và dịch vụ tốt nhất, với tỷ lệ cao được ghi nhận ở cả Trung Quốc (88%) và Đông Nam Á (78%).

Cuối cùng, mỗi thị trường có những sở thích mua sắm trực tuyến khác nhau, phụ thuộc vào văn hóa và thị trường địa phương. Một số người tiêu dùng ưa thích sử dụng trang web chính thức của các nhà mốt để có trải nghiệm tương tác trực tiếp và đảm bảo tính chính xác của sản phẩm.

Trong khi đó, những người khác có thể chọn sử dụng các nền tảng đa thương hiệu vì sự linh hoạt trong việc lựa chọn, sự đa dạng về giá cả và tiện lợi trong quá trình mua sắm.

Để duy trì hình ảnh thương hiệu và tránh tổn hại danh tiếng, các nhãn hàng nên điều chỉnh giá cả một cách nhất quán qua các kênh bán hàng khác nhau. Điều này, giúp kiểm soát sự minh bạch về giá cả, từ đó tạo niềm tin cho khách hàng và giảm thiểu nguy cơ mất lòng tin hoặc tổn thương danh tiếng do sự chênh lệch giá cả không minh bạch giữa các kênh bán hàng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…