Nhật Bản gặp khó khi muốn phá vỡ chuỗi cung ứng tại Trung Quốc

Chính phủ Nhật Bản mong muốn thúc đẩy đưa sản xuất trở về nước nhà, tuy nhiên, việc phá vỡ chuỗi cung ứng tại Trung Quốc lại không phải điều dễ dàng.
Nhật Bản gặp khó khi muốn phá vỡ chuỗi cung ứng tại Trung Quốc

Vào tháng 4 vừa qua, công ty Nhật Bản Iris Ohyama đồng ý đưa nhà máy sản xuất khẩu trang quay về nước. Điều này đánh dấu một chiến thắng cho Thủ tướng Shinzo Abe, người đã bày tỏ nguyện vọng đưa các công ty sản xuất rời khỏi Trung Quốc và quay về Nhật Bản. 

Với ảnh hưởng từ việc buộc phải đóng cửa các nhà máy khi dịch bệnh bùng phát tại Trung Quốc, chính phủ của Thủ tướng Abe đã dành 2 tỷ USD để giúp các công ty chuyển bộ máy sản xuất khỏi quốc gia tỷ dân. Chính sách này, thuộc một phần của gói kích thích kinh tế lớn để đối phó với đại dịch thậm chí còn được nhiều quan chức gọi là “vấn đề an ninh quốc gia”. 

“Chúng ta đã trở nên phụ thuộc vào Trung Quốc,” Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Yasutoshi Nishimura chia sẻ với các phóng viên vào tuần trước. “Chúng ta cần phải làm cho chuỗi cung ứng mạnh mẽ và đa dạng hơn, mở rộng nguồn cung và tăng cường sản xuất trong nước.” 

Đối với Irish Ohyama, khi nhu cầu khẩu trang nội địa hiện đang tăng vọt thì việc trở về Nhật Bản là hoàn toàn có lý. Nhưng một số công ty khác của Nhật Bản lại nói rằng, việc di chuyển sản xuất đơn giản là không thực tế và cũng không kinh tế. Họ cần phải có mặt tại Trung Quốc bởi những sản phẩm của họ được tiêu thụ rất mạnh tại thị trường Trung Quốc và để có thể đáp ứng được nhu cầu “đúng lúc”, ưu tiên thời gian giao hàng ngắn cho sản xuất hiệu quả. 

Với các nhà sản xuất xe hơi Nhật Bản, thì việc phụ thuộc vào các nhà cung cấp Trung Quốc trong thị trường ô tô lớn nhất thế giới sẽ mang tới nhiều lợi ích. “Ngay cả khi chúng tôi muốn, sẽ rất khó để bỏ qua các bộ phận sản xuất từ Trung Quốc,” một giám đốc điều hành tại nhà sản xuất ô tô Nhật Bản tiết lộ. Ông cũng nói thêm rằng trong thập kỷ qua, các nhà cung cấp Trung Quốc cũng đã “nâng cấp chiến thuật” của họ, cung cấp nhiều bộ phận lắp rắp chất lượng với mức chi phí thấp. 

Những tập đoàn lớn như Toyota Motor Corp, Nissan Motor Co LtdHonda có ít nhất 3 trung tâm R&D (nghiên cứu và phát triển) tại Trung Quốc và các nhà cung cấp cũng họ cũng đang “lần lượt” theo sau. 

“Nơi mà phần mềm được sản xuất sẽ quyết định nơi mà phần cứng được phát triển và sản xuất,” một quản lý giấu tên tại đơn vị cung cấp phụ tùng ô tô Nhật Bản nhận xét. “Ưu đãi mới của chính phủ sẽ là không phù hợp nếu nó chỉ tập trung vào việc đưa sản xuất trở về nước mà không xem xét các chức năng R&D.”

Theo một khảo sát của Bộ thương mại, các công ty Nhật Bản có ít nhất là 7.400 chi nhanh tại Trung Quốc tính đến tháng 3 năm 2018, tăng 60% so với năm 2008. Thêm vào đó, các chi nhánh sản xuất của Nhật Bản tại Trung Quốc đã bán được 252 tỷ USD sản phẩm, với 73% được bán trong nội địa Trung Quốc và 17% xuất khẩu trở về Nhật Bản. 

Tuy nhiên, kể từ đầu năm 2000 khi chi phí lao động của Trung Quốc bắt đầu gia tăng, đã có những thảo luận về chiến lược “One China Plus One” - một chính sách quản lý rủi ro bằng cách đặt các nhà máy và cơ sở tại Trung Quốc cùng một quốc gia châu Á khác. Chiến lược này đã ngày càng được mở rộng vào năm 2012 khi căng thẳng song phương bùng phát và nhiều công ty Nhật Bản tìm cách đa dạng hoá các hoạt động ở Đông Nam Á. 

Sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát khiến hầu hết mọi hoạt động tại Trung Quốc bị đình trệ, dẫn tới việc các công ty Nhật Bản nói riêng và quốc tế nói chung có nhà máy sản xuất tại Trung Quốc phải chịu mức thiệt hại đáng kể. Điều này buộc họ phải xem xét và cân nhắc lại các lựa chọn mới và giảm thiểu sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

Bên cạnh đó, ngoài khoản khoản phân bố 2 tỷ USD để đưa sản xuất về nước, chính phủ của Thủ tướng Abe cũng sẽ cung cấp 23,5 tỷ yên cho các công ty Nhật bản để tăng cường và đa dạng hoá chuỗi cung ứng ở Đông Nam Á, ví dự như Việt Nam, Thái Lan hay Campuchia. 

Nguồn: Reuters

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…