Nhiều sản phẩm trên Amazon, Walmar là hàng giả, có hại cho sức khỏe

Một báo cáo vừa công bố của Cơ quan Thẩm định trách nhiệm của Chính phủ (GAO, Mỹ) cho biết, rất nhiều sản phẩm bán trên 5 trang bán lẻ trực tuyến lớn nhất là hàng giả và có hại cho sức khỏe.
Nhiều sản phẩm trên Amazon, Walmar là hàng giả, có hại cho sức khỏe

Trong số 47 sản phẩm được kiểm tra, trong có giày Nike Air Jordan, đồ makeup của Urban Decay, sạc điện thoại UL, bình đựng nước du lịch hiệu Yeti, được các nhà điều tra mua trên Amazon, Walmart, eBay, Sears Marketplace và Newegg, thì có tới 20 sản phẩm là hàng giả.

Cụ thể, tất cả giày Nike Air Jordan là hàng thật, 1 chiếc sạc điện thoại UL là hàng giả, 6/9 cốc Yeti và tất cả đồ makeup hiệu Urban Decay là hàng giả.

Không chỉ người tiêu dùng bị lừa, mà việc mua phải hàng giả còn tiềm ẩn nhiều hiểm họa. Báo cáo cho biết, sạc điện iPhone giả có thể gây cháy nổ, bình nước Yeti giả có hàm lượng chì cao hơn ngưỡng cho phép, mỹ phẩm giả có các chất cực độc như xianua, thủy ngân.

“Tôi không khuyên mọi người đừng mua bất cứ thứ gì trên mạng, bởi như thế sẽ là không hợp lý, song bạn cần cẩn trọng, tìm kiếm những cái gì đó có thể giúp bạn tránh mua phải hàng giả”, ông Kimberly Gianopoulos, Giám đốc Bộ phận đối ngoại và kinh doanh của GAO cảnh báo.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...