Những quyết định lịch sử của bà Mai Kiều Liên

Từ chối lời mời liên doanh béo bở của doanh nghiệp ngoại, vấp phải nhiều phản đối khi mua lại công ty thua lỗ nặng nề ở Mỹ, đi vào vùng chiến sự tại Iraq để tìm thị trường... là những thời khắc cân nã

Từ chối lời mời liên doanh béo bở của doanh nghiệp ngoại, vấp phải nhiều phản đối khi mua lại công ty thua lỗ nặng nề ở Mỹ, đi vào vùng chiến sự tại Iraq để tìm thị trường... là những thời khắc cân não của nữ CEO quyền lực nhất châu Á.

Nhiều khoảnh khắc sinh tử của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) qua 4 thập niên tồn tại đã phần nào hé lộ tại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập của doanh nghiệp này, diễn ra vào tối 20/8 tại Hà Nội.

Chỉ xuất hiện trên sân khấu 2 lần, một cho lời chào bắt đầu chương trình và sau cuối - là những lời tri ân, song tại mỗi thước phim tư liệu, ở bất kỳ giai đoạn nào cũng đều có mặt của Tổng giám đốc Mai Kiều Liên.

Giấc mơ sữa ViệtCông ty sữa - cà phê Việt Nam (tiền thân của Vinamilk) ra đời trong bối cảnh đất nước vừa thống nhất, rất cần nguồn dinh dưỡng phát triển thể lực trí tuệ, tầm vóc thế hệ trẻ."Đó là sứ mệnh, động lực tinh thần để tất cả thế hệ công nhân viên dồn tâm trí và sức lực xây dựng ngành sữa Việt Nam. Với mong ước dành cho thế hệ trẻ nguồn dinh dưỡng quý giá và khát vọng đưa sữa Việt đi khắp 5 châu đã thôi thúc chúng tôi tiếp tục lao động sáng tạo trong suốt 40 năm qua", bà nói.Sau chiến tranh, ngành sữa Việt hoàn toàn không có gì, kể cả đàn bò. Máy móc, thiết bị cũ, mọi nguyên liệu đều phải ngoại nhập. Có 2 nhà máy công suất thiết kế 196 triệu tấn một năm, nhưng thực tế, Vinamilk chỉ sản xuất 8 triệu tấn. Một nhà máy phải đóng cửa vì không có nguyên liệu.Những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, để có ngoại tệ nhập khẩu thiết bị máy móc, Vinamilk hợp tác với doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước. Sau khi giải quyết bài tốn vốn ngoại, phục hồi lại nhà máy sản xuất sữa trẻ em được công ty tính đến.Nhanh chóng bỏ qua 2 nhà thầu nước ngoài bởi chi phí quá sức, trên dưới hơn 3 triệu USD, lãnh đạo công ty tìm đến đội ngũ giảng viên, kỹ sư tại các trường đại học kỹ thuật trong nước với gói hợp đồng thi công 500.000 USD - nhưng khi hoàn thiện chỉ mất 200.000 USD. Sau đó không lâu, nhà máy sản xuất sữa bột Việt Nam đầu tiên được vận hành.Đối mặt hiểm nguy để tìm thị trườngPhát triển thị trường trong nước là trọng tâm trong giai đoạn đầu thành lập, nhưng sau khi ổn định thị phần, công ty tính chuyện xuất khẩu. Kế hoạch này đã hiện thực hóa vào năm 1997, đích thân bà Liên đi vào vùng chiến sự tại Iraq để có thể ký kết hợp đồng với đối tác.Nhớ lại khoảnh khắc này, lãnh đạo Vinamilk cho biết sản phẩm có mặt tại Iraq được người dân tại đây sử dụng và chấp nhận, đó là cái được lớn nhất của lô hàng xuất khẩu đầu tiên.Từ năm 1997 đến nay, Vinamilk vẫn tiếp tục xuất khẩu với giá trị khoảng 300 triệu USD mỗi tháng, tăng trưởng trên 2 con số. Bà nói: "Cứ chỗ nào có cơ hội thì mình nắm bắt". Chính điều này đã giúp công ty nhanh chóng lọt vào danh sách 300 công ty năng động nhất châu Á, top 10 trong 1.000 thương hiệu hàng đầu châu Á..."Cơ hội kinh doanh luôn hiện diện, nếu thị trường đã đầy đủ thì tìm ngách mà đi, tức là né những cái đối thủ đang có. Nếu những cái họ có mà mình làm tốt hơn thì vẫn có cơ hội", bà nói.Từ chối liên doanh với đối tác ngoạiCuối thập niên 90, Việt Nam là một trong những thị trường hấp dẫn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Mua bán sáp nhập sôi động hơn bao giờ hết. Vinamilk cũng từng đứng trước thời khắc lựa chọn "bán mình" hay "giữ mình".Nhớ lại quyết định từ chối liên doanh, bà Liên cho biết, nếu đối tác nắm 70% cổ phần, công ty còn 30% đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không còn tiếng nói trong điều hành.Bà thừa nhận khi có đối thủ mạnh, công ty gặp khó khăn. Nếu chấp thuận lời đề nghị thì lương lãnh đạo rất cao nhưng thu nhập của công nhân lại không tốt.Chính sách giữ nhân sự, đặc biệt là những người gắn bó lâu năm cũng là tiêu chí để lãnh đạo công ty nghĩ đến. "Chúng tôi phân tích và tranh luận với nhau rất nhiều lần trong suốt một năm rồi cuối cùng đồng thuận không liên doanh. Chúng tôi nghĩ thôi chịu khó là đối thủ, vất vả hơn nhiều nhưng là điều tốt để tất cả mọi người cùng vận động, cạnh tranh lành mạnh để thị trường sữa càng phát triển", bà kể lại.Cơ hội cho doanh nghiệp khi Việt Nam gia nhập TPPTheo bà Liên, trung bình mỗi người dân Việt Nam dùng 14-15 lít sữa một năm, trong khi đó ở châu Âu là 300 lít, Thái Lan và Malaysia 40-50 lít,"Đây hẳn là thách thức nhưng cũng là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp. Tôi mong muốn giới trẻ Việt Nam có thể đạt mức như các nước trong khu vực, mỗi ngày chỉ cần dùng khoảng 0,5 lít sữa hoặc các sản phẩm từ sữa để thể lực và trí tuệ cải thiện, để một thương hiệu Việt vươn tầm thế giới", lãnh đạo Vinamilk kỳ vọng.Trước thách thức của sân chơi rộng lớn khi Việt Nam tham gia TPP và thuộc cộng đồng kinh tế ASEAN, hàng hóa ngoại nhập tràn lan đe dọa hàng nội địa, trong đó có sản phẩm sữa. Theo bà Liên, sữa ngoại bán ở Việt Nam cũng không rẻ hơn hàng nội địa bởi doanh nghiệp Việt có máy móc, thiết bị tự động hóa thậm chí còn cao hơn đối thủ. Vấn đề các doanh nghiệp sữa cần làm là duy trì chất lượng và phân phối. 5-10 năm tới, tỷ lệ sữa sản xuất tại Việt Nam đạt mức 50-60% là điều hoàn toàn có thể."Cứ khó là tôi lại phải nghĩ. Ngay như việc tận dụng đầu vào và đầu ra trong sản xuất sữa đặc độ khô không đảm bảo để làm ra sữa chua đem bán và lập quỹ công đoàn cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên cũng là kỷ niệm đáng nhớ. Tôi luôn trăn trở làm sao để có sản phẩm, công nhân có việc làm, thu nhập phải tăng lên", bà Liên chia sẻ.Trải qua 4 thập kỷ, giấc mơ có sữa Việt của Vinamilk gần như đã hoàn thành, bản lĩnh giữ vững một thương hiệu Việt đã hoàn thành, nhưng theo bà Liên, còn đó những khát vọng để sữa là thứ thường trực trên bàn ăn mọi gia đình Việt. Vinamilk là minh chứng cho sự năng động và vượt khó của doanh nghiệp Việt. Đây cũng là một trong những điển hình thành công trong thực hiện cổ phần hóa.Không chỉ nổi bật trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty còn tiên phong trong việc đồng hành cùng xã hội bằng chính sản phẩm của mình, đặc biệt là trẻ em. Trong năm 2016, Vinamilk đóng góp 20 tỷ đồng cho chương trình Sữa học đường, tương đương 4 triệu ly sữa cho các em mầm non và tiểu học. Tính từ 2009 đến nay, đã có 380.000 học sinh được thụ hưởng với tổng ngân sách trợ giá của công ty là 92 tỷ đồng.Bên cạnh đó, công ty tiếp tục gắn bó với cộng đồng thông qua Quỹ sữa vươn cao Việt Nam từ năm 2008 đến nay. Chương trình hướng tới trẻ em nghèo có hoàn cảnh khó khăn trong cả nước dưới sự chủ trì của Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam (Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội). Đến nay, hơn 373.000 trẻ em đã được thụ hưởng 30 triệu ly sữa với giá trị 120 tỷ đồng từ Vinamilk.
 Theo Vnexpress

Có thể bạn quan tâm