Ông Tập ra lệnh quân đội Trung Quốc sẵn sàng chiến đấu cao nhất trong năm 2021

Chủ tịch Tập Cận Bình trong mệnh lệnh năm 2021 ra lệnh cho quân đội tăng cường huấn luyện chiến đấu và sử dụng nhiều công nghệ cao hơn trong các cuộc diễn tập.

Trong mệnh lệnh đầu năm mới cho các lực lượng vũ trang Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh yêu cầu "sẵn sàng chiến đấu toàn thời gian", và cho biết Quân đội Trung Quốc phải sử dụng những kinh nghiệm thực tế chiến trường để nâng cao năng lực tác chiến.

Chủ tịch Tập Cận Bình, cũng là Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương (CMC), cơ quan chỉ huy quân sự tối cao của Trung Quốc, nhấn mạnh PLA phải sẵn sàng "hành động bất cứ lúc nào" khi các lực lượng vũ trang quốc gia này bắt đầu mùa huấn luyện quân sự năm 2021 ngày 2/1.

 “Các cấp chỉ huy và chiến sĩ toàn quân phải… nêu cao tinh thần dũng cảm, không sợ gian khổ, không sợ hy sinh” - bản mệnh lệnh ghi rõ, nhấn mạnh năm 2021 kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Ông Tập chỉ đạo PLA tăng cường “đào tạo trên chiến tuyến” và “tăng cường mạnh mẽ” ứng dụng công nghệ hiện đại trong các cuộc diễn tập. Xác định công nghệ hiện đại là “cốt lõi của hiệu quả chiến đấu”, chủ tịch Tập Cận Bình ra lệnh cho quân đội sử dụng công nghệ mô phỏng máy tính trong những cuộc diễn tập với quy mô khác nhau và nghiên cứu ứng dụng thêm nhiều giải pháp công nghệ cao, trực tuyến vào các hoạt động huấn luyện và diễn tập.

Theo South China Morning Post, bản mệnh lệnh đề cập đến "các cuộc chiến đấu trên tiền tuyến" không xác định trong mệnh lệnh chung đầu năm cho các lực lượng vũ trang là một khác biệt so với các mệnh lệnh trước đó, nội dung yêu cầu PLA "kiểm soát các cuộc khủng hoảng và ngăn chặn chiến tranh."

Trung Quốc đang trong bối cảnh gia tăng ​​căng thẳng với nước láng giềng Ấn Độ và Đài Loan trong suốt năm 2020.

Xung đột dọc theo biên giới Himalaya đến đỉnh điểm khi diễn ra cuộc giao tranh đẫm máu không sử dụng vũ khí nóng tháng 6, khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng, và Trung Quốc gánh chịu một con số thương vong không được tiết lộ. Tình hình tuyến biên giới vẫn căng thẳng, mặc dù đã có những cam kết giảm leo thang của cả hai bên.

Tháng trước, tàu sân bay Trung Quốc cùng một số chiến hạm khác đã hải trình qua eo biển Đài Loan, một ngày sau khi chiến hạm Mỹ cũng cơ động qua vùng nước nhạy cảm này. Bắc Kinh cũng tăng cường củng cố sức mạnh quân sự trong khu vực khi Đài Bắc khởi động chương trình tái vũ trang và có một số thỏa thuận vũ khí lớn với Washington.

Trung Quốc và Mỹ tiếp tục cáo buộc lẫn nhau về những hành động khiêu khích ở Biển Đông, mối quan hệ của hai siêu cường này đang suy giảm nghiêm trọng trong chiến tranh thương mại và sự ủng hộ của Washington đối với phong trào biểu tình ở Hồng Kông.

Quân đội Trung Quốc đứng thứ ba trên thế giới sau Mỹ và Nga. Bắc Kinh trong năm đã trưng bày một số lượng lớn các vũ khí mới và đó là một thông điệp rõ ràng. Trung Quốc đang trong giai đoạn hình thành một lực lượng quân sự có hệ thống vũ khí tối tân nhất thế giới.

Quân đội Trung Quốc đang phát triển nhiều vũ khí hiện đại trong năm 2020

Trong những năm gần đây, Trung Quốc thành công phát triển nhiều loại vũ khí công nghệ cao cho lục quân, hải quân và không quân. Bắc Kinh đặt ưu tiên hàng đầu là phát triển lực lượng hải quân và không quân.

Quốc gia này vẫn tụt hậu so với Nga trong một số lĩnh vực công nghệ quân sư như động cơ máy bay và tên lửa, tàu ngầm, tên lửa hành trình, nhưng đang nỗ lực thu hẹp khoảng cách này. Trung Quốc cũng đang trở thành siêu cường xuất khẩu vũ khí giá rẻ, nhưng có hiệu quả tác chiến theo tuyên truyền không kém Mỹ cho các nước đang phát triển.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…