Ông trùm đầu cơ George Soros sẽ giao dịch tiền ảo

Quỹ đầu tư trị giá 26 tỷ USD của ông trùm đầu cơ nổi tiếng thế giới George Soros đang có kế hoạch giao dịch các đồng tiền kỹ thuật số.
Ông trùm đầu cơ George Soros sẽ giao dịch tiền ảo

Hãng tin Bloomberg dẫn nguồn thạo tin cho biết ông Adam Fisher, người giám sát hoạt động đầu tư vĩ mô tại Soros Fund Management, đã được nội bộ phê chuẩn cho giao dịch tiền ảo từ cách đây mấy tháng.

Trước đó, khi phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sỹ hồi đầu năm, ông Soros nói tiền ảo không thể thực thi được các chức năng như tiền thật vì tính chất biến động của chúng. Mặc dù vậy, vào thời điểm đó, ông Soros không hề đưa ra dự báo cho rằng giá tiền ảo sẽ sụt giảm thảm hại như nhận định của một số nhân vật hàng đầu khác trong giới tài chính.

"Chừng nào trên thế giới còn có các nhà độc tài, thì kết cục đối với tiền ảo sẽ khác, vì các nhà độc tài sẽ phải dựa vào tiền ảo để giữ tài sản của họ ở nước ngoài", ông Soros, 87 tuổi, nói hôm 25/1.

Kể từ khi ông Soros đưa ra đánh giá này, Bitcoin đã giảm giá 41%.

"Mới tháng 1 năm nay, ông George Soros còn tỏ ra hoài nghi về tiền ảo...

Vào lúc hơn 6h sáng ngày thứ Hai theo giờ Việt Nam, giá Bitcoin theo dữ liệu trên trang Coinmarketcap là 7.024 USD, tăng hơn 1% so với thời điểm cách đó 24 tiếng. Hồi cuối năm ngoái, giá Bitcoin có lúc lên gần 20.000 USD, cao chưa từng thấy.

Biến động chóng mặt của giá Bitcoin nói riêng và tiền ảo nói chung trong 6 tháng qua đã khiến một số nhà đầu tư bắt đầu cảm thấy hoài nghi về giá trị của kênh đầu tư này.

Trong đó, nhà cựu quản lý quỹ đầu cơ Mike Novogratz đã gác lại kế hoạch mở hẳn một quỹ tiền ảo mà ông vạch ra vào tháng 12 năm ngoái. Thay vào đó, ông chuyển sang rót vốn vào những quỹ chuyên về tiền ảo và công nghệ tiền ảo.

Tuy nhiên, cũng có những nhà quản lý quỹ theo phái vĩ mô (macro) tìm đến tiền ảo để tìm kiếm lợi nhuận trong bối cảnh quỹ đầu cơ trước đó của họ làm ăn sa sút.

Nhà đầu cơ John Burbank đã đóng cửa quỹ chính của mình vào năm ngoái và đang dự định huy động 150 triệu USD cho hai quỹ chuyên về tiền ảo. Công ty Passport Capital của ông đã mở hai quỹ này vào tháng 1 và chủ yếu kêu gọi vốn đầu tư từ các quỹ gia đình giàu có.

Tỷ phú Alan Howard thì đã bỏ ra những khoản tiền túi lớn, chưa kể tiền của công ty, để mua tiền ảo vào năm ngoái và dự kiến sẽ rót thêm vốn vào tiền ảo và công nghệ blockchain trong thời gian tới.

Trước khi đi đến quyết định giao dịch tiền ảo, ông Soros cũng đã gián tiếp đặt cược vào loại tài sản này. Quỹ của ông đã mua cổ phiếu của Overstock.com vào cuối năm ngoái, trở thành cổ đông lớn thứ ba của công ty này. Overstock.com là một công ty bán lẻ trực tuyến mà vào tháng 8/2017 đã trở thành hãng bán lẻ lớn đầu tiên nhận thanh toán bằng tiền ảo. Ngoài ra, công ty này cũng có kế hoạch mở một sàn giao dịch tiền ảo.

Hồi tháng 3 vừa rồi, Overstock.com tiết lộ rằng Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) đang tiến hành điều tra kế hoạch huy động vốn bằng phát hành tiền ảo lần đầu (ICO) của công ty. Tuyên bố này đã khiến cổ phiếu Overstock.com đến nay giảm 40%.

Hiện nay, giới đầu tư tiền ảo toàn cầu đang đối mặt khác năng các chính phủ tăng cường kiểm soát. Các ngân hàng trung ương hiện đang nghiên cứu kỹ lưỡng về những lợi ích và rủi ro của tiền ảo. Trong khi đó, các quốc gia là thị trường tiền ảo hàng đầu như Nhật Bản và Hàn Quốc đều đã có những động thái siết quản lý sau khi xuất hiện nhiều vụ lừa đảo và tấn công mạng (hack) nhằm vào các sàn tiền ảo lớn.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...