“Ông trùm” hàng hiệu Bernard Arnault vượt mặt Mark Zuckerberg, trở thành tỷ phú giàu thứ 3 thế giới

Bernard Arnault, CEO của tập đoàn hàng xa xỉ hàng đầu thế giới LVMH, đã vượt qua nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg để trở thành người giàu thứ 3 thế giới sau khi khối tài sản của ông tăng thêm 30 tỷ USD trong tuần này…

“Ông trùm” hàng hiệu Bernard Arnault vượt mặt Mark Zuckerberg, trở thành tỷ phú giàu thứ 3 thế giới

Theo dữ liệu từ Chỉ số Tỷ phú của Bloomberg, khối tài sản của “ông trùm” hàng hiệu Bernard Arnault đã “vọt” từ 177 tỷ USD lên 207 tỷ USD trong tuần qua. Mức tăng này đến từ việc cổ phiếu LVMH bật tăng 20% khi Trung Quốc công bố một loạt biện pháp kích thích nền kinh tế.

Cụ thể, cổ phiếu LVMH - tập đoàn sở hữu khoảng 75 thương hiệu cao cấp bao gồm Dior, Louis Vuitton và Tiffany & Co. - đã tăng 3,7% vào thứ Sáu sau khi công ty thông báo mua lại một phần cổ phần gián tiếp trong Moncler, thương hiệu Ý nổi tiếng với các sản phẩm đồ trượt tuyết xa xỉ.

Nắm trong tay khối tài sản 207 tỷ USD, CEO LVMH đã chính thức gia nhập câu lạc bộ 200 tỷ USD và vượt qua CEO Meta Mark Zuckerberg để trở thành người đàn ông giàu thứ 3 thế giới.

Về phần mình, Mark Zuckerberg cũng đã chứng kiến tổng tài sản bổ sung thêm 74 tỷ USD lên 201 tỷ USD, theo Chỉ số Tỷ phú Bloomberg. Phần lớn tài sản của vị tỷ phú 41 tuổi gắn liền với cổ phiếu của Meta Platforms, công ty do ông sáng lập vào 2004. Hiện tại, Meta vận hành phần lớn các nền tảng mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagram và Threads, cùng với ứng dụng nhắn tin WhatsApp.

Tính riêng trong năm nay, Meta đã ghi nhận đà tăng hơn 64%. Có thời điểm, cụ thể là vào phiên 25/9, cổ phiếu Meta đã vươn lên mức kỷ lục 568,31 USD/cổ phiếu nhưng sau đó trượt giảm nhẹ vào 27/9.

Mark Zuckerberg không phải là nhà lãnh đạo công nghệ duy nhất được gặt hái được nhiều “trái ngọt” trong năm nay. CEO Nvidia Jensen Huang và nhà đồng sáng lập Oracle Larry Ellison cũng chứng kiến tài sản của họ tăng thêm lần lượt 62,2 tỷ USD và 58,6 tỷ USD trong 9 tháng vừa qua.

CEO Meta Mark Zuckerberg hiện là tỷ phú giàu thứ 4 trên thế giới, chỉ đứng sau CEO Tesla Elon Musk (272 tỷ USD), nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos (211 tỷ USD) và CEO LVMH Bernard Arnault.

Trên thực tế, khối tài sản của CEO LVMH đã có nhiều thay đổi lớn trong năm nay. Ông từng là người giàu nhất hành tinh vào cuối tháng 3 với khối tài sản ròng trị giá 231 tỷ USD. Nhưng chỉ trong vòng 6 tháng sau đó, con số này đã giảm 54 tỷ USD xuống còn 177 tỷ USD vào tuần trước, khiến ông Arnault rơi xuống vị trí thứ 5 trong danh sách của Bloomberg.

Tỷ phú Bernard Arnault và gia đình sở hữu khoảng 49% cổ phần LVMH, tương đương 245 triệu cổ phiếu, theo một hồ sơ được công khai vào tháng 7. Đế chế hàng xa xỉ nước Pháp đã phải đối mặt với vô số áp lực về doanh thu và lợi nhuận trong năm nay, chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi sự bất ổn kinh tế và căng thẳng địa chính trị. Điều này có thể thấy rõ nhất ở Trung Quốc trong quý 2, thị trường trọng điểm chiếm khoảng 30% doanh thu tại Châu Á (ngoại trừ Nhật Bản) của tập đoàn.

Tuy nhiên, cổ phiếu của LVMH đã phục hồi trở lại khi các nhà đầu tư tỏ ra lạc quan hơn về việc các biện pháp kinh tế mới của Trung Quốc - bao gồm cắt giảm lãi suất, hỗ trợ thanh khoản, giảm yêu cầu dự trữ tiền mặt - sẽ thúc đẩy nhu cầu đối với các mặt hàng cao cấp như túi xách Louis Vuitton và rượu champagne Dom Perignon.

Xem thêm

Tỷ phú Bernard Arnault Con đường nối những thành công

Tỷ phú Bernard Arnault Con đường nối những thành công

Với việc nắm giữ hàng chục thương hiệu nổi tiếng, Bernard Arnault hiện là một trong những tỷ phú hàng đầu thế giới với khối tài sản kếch xù lên tới 41 tỷ USD và là một trong những công dân Pháp hiếm h

Có thể bạn quan tâm

Qualcomm muốn mua lại Intel

Qualcomm muốn mua lại Intel

Theo thông tin được tiết lộ bởi tờ Wall Street Journal, Qualcomm đã tiếp cận Intel với một đề nghị sáp nhập...

Thị trường "nín thở" chờ đợi quyết định lãi suất mới của Fed và các ngân hàng trung ương lớn

Thị trường "nín thở" chờ đợi quyết định lãi suất mới của Fed và các ngân hàng trung ương lớn

Trong tuần này, nhiều ngân hàng trung ương trên toàn thế giới bao gồm Mỹ, Brazil, Anh, Nam Phi và Nhật Bản, sẽ đưa ra các quyết định về chính sách tiền tệ. Dự kiến, Fed có thể cắt giảm lãi suất từ 0,25 đến 0,50 điểm phần trăm trong khi BoE, BoJ nhiều khả năng giữ nguyên mức hiện tại…

Các nước đang phát triển dùng thuế quan để đối phó với hàng Trung Quốc

Các nước đang phát triển dùng thuế quan để đối phó với hàng Trung Quốc

Nhiều quốc gia, bao gồm Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ, đã áp thuế lên hàng hoá Trung Quốc để giảm thiểu cạnh tranh và thúc đẩy các công ty nước ngoài đầu tư vào địa phương. Trong khi Bắc Kinh gay gắt phản đối chính sách bảo hộ của Mỹ và EU, thì họ lại tỏ ra mềm mỏng hơn với nước đối tác đang phát triển…

Circle K, 7-Eleven, 39 tỷ USD và niềm kiêu hãnh của "báu vật nước Nhật"

Circle K, 7-Eleven, 39 tỷ USD và niềm kiêu hãnh của "báu vật nước Nhật"

Vị thế của 7-Eleven như một biểu tượng không thể thiếu trong xã hội Nhật Bản đã khiến tham vọng mua lại của Alimentation Couche-Tard trở nên gần như “bất khả thi", dù cho có áp lực về việc các doanh nghiệp địa phương cần cởi mở với các đề xuất đầu tư từ nước ngoài...

Máy ATM Bitcoin tại một trạm xăng ở Washington, D.C. (Mỹ)

ATM Bitcoin trở thành mối đe dọa lớn của tiền điện tử

Các chuyên gia cảnh báo, hệ thống ATM Bitcoin đang trở thành mối đe dọa lớn về tội phạm mạng. Mặc dù đem lại tiện ích tới người dùng nhưng nó lại tạo điều kiện cho những kẻ gian lận khai thác sơ hở trong hệ thống bảo mật…

Thương hiệu nổi bật

VNPTEVNHanel