Cổ phiếu LVMH lập đỉnh nhờ báo cáo doanh số đáng kinh ngạc

Cổ phiếu của LVMH, tập đoàn xa xỉ lớn nhất thế giới, đã tăng lên mức cao kỷ lục sau khi báo cáo doanh số bán hàng quý 1/2023 ghi nhận kết quả ấn tượng...
Cổ phiếu LVMH lập đỉnh nhờ báo cáo doanh số đáng kinh ngạc

Cổ phiếu LVMH, tập đoàn giá trị nhất châu Âu, đã tăng 4,6% vào ngày 13/4, đạt 875 Euro (965 USD) mỗi cổ phiếu, đưa ông chủ tập đoàn Bernard Arnault trở lại vị trí tỷ phú giàu nhất thế giới.

Tập đoàn sở hữu các thương hiệu xa xỉ hàng đầu thế giới đã báo cáo doanh thu 21 tỷ euro (17 tỷ USD) trong ba tháng đầu năm, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2022. Kết quả này cao hơn gấp đôi kỳ vọng của các nhà phân tích.

Riêng mảng thời trang và đồ da đến từ 3 thương hiệu Louis Vuitton, Dior và Celine đã đạt tổng doanh thu quý 1 là 10 tỷ euro, cao hơn 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, mảng kinh doanh hàng miễn thuế cũng hưởng lợi khi du lịch quốc tế hồi phục.

Cụ thể hơn, LVMH cho biết doanh số bán hàng trong quý đầu tiên ở châu Á, ngoại trừ Nhật Bản, đã tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái, ghi nhận một sự phục hồi đáng kể trong xu hướng. 

Tập đoàn nhấn mạnh, doanh số bán hàng đã tăng lên nhờ việc nới lỏng các hạn chế về Covid-19 ở châu Á, đặc biệt là khi Trung Quốc kết thúc chính sách zero Covid nghiêm ngặt vào tháng 12/2022. 

cổ phiếu LVMH

Jean-Jacques Guinoy, giám đốc tài chính của LVMH, chia sẻ: “Chúng tôi đã ghi nhận mức doanh thu khá tốt ở Trung Quốc. Đây cũng là tín hiệu tốt cho thời gian còn lại của năm”. Tập đoàn kỳ vọng Trung Quốc sẽ tiếp tục là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng cho năm 2023.

Ông Guinoy lưu ý thêm, mặc dù đồ da và đồ trang sức đang hoạt động tốt ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nhưng mảng mỹ phẩm của tập đoàn hiện phải chịu một chút áp lực ở đại lục. 

Ngược lại tại Mỹ, nhu cầu đối với các hãng thời trang châu Âu có dấu hiệu suy yếu kể từ năm ngoái - đặc biệt là ở những người mua sắm trẻ tuổi. Tuy nhiên, doanh số bán hàng của tập đoàn vẫn vượt qua kỳ vọng của giới quan sát, tăng 8%, chủ yếu nhờ vào hoạt động kinh doanh tại Sephora, chuỗi cửa hàng mỹ phẩm phổ biến. 

Tại châu Âu và Nhật Bản, doanh số bán hàng trong quý đầu tiên vô cùng đáng chú ý, tăng lần lượt 24% và 34% nhờ nhu cầu mạnh mẽ từ người tiêu dùng địa phương và khách du lịch quốc tế. 

Cổ phiếu tập đoàn trị giá 460 tỷ USD đã tăng vọt 29% kể từ đầu năm đến nay, với thị trường hàng xa xỉ tỏ ra kiên cường trước lạm phát toàn cầu và lo ngại một số nền kinh tế có thể rơi vào suy thoái.

Hiện tại, mức vốn hoá thị trường của LVMH đã vượt qua những cái tên lớn khác như Visa và Exxon Mobil. Điều này đã giúp chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Bernard Arnault giữ vững vị trí đầu bảng trong danh sách tỷ phú thế giới.

Theo Bloomberg Billionaires Index, ông Bernard Arnault đã vượt qua Elon Musk để trở thành người giàu nhất thế giới vào tháng 12/2022, với tổng giá trị tài sản ròng là 198 tỷ USD so với mức 176 tỷ USD của nhà sáng lập Tesla.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…