Panasonic bán toàn bộ cổ phần tại Tesla với giá 3,6 tỷ USD

Panasonic Corp. đã bán toàn bộ cổ phần của mình tại Tesla Inc. với giá khoảng 400 tỷ yên (3,61 tỷ USD), người phát ngôn của tập đoàn cho biết.
Panasonic bán toàn bộ cổ phần tại Tesla với giá 3,6 tỷ USD

Quyết định này được đưa ra khi tập đoàn Nhật Bản đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào Tesla và huy động tiền mặt để đầu tư tăng trưởng. Hoạt động kinh doanh pin của Panasonic phần lớn cung cấp cho Tesla, nhưng hai công ty đôi lúc có mối quan hệ khá căng thẳng.

Panasonic đã mua 1,4 triệu cổ phiếu Tesla với giá 21,15 USD/cp vào năm 2010 với tổng cộng khoảng 30 triệu USD. Số cổ phần đó trị giá 730 triệu USD vào cuối tháng 3/2020. Cổ phiếu Tesla đã tăng gần 7 lần kể từ đó và đóng cửa ở mức tăng 3,5% lên 679,82 USD/cp vào 24/6. 

Hideki Yasuda, nhà phân tích tại Viện nghiên cứu Ace, nhận xét: “Tác động của tài sản tiền điện tử có thể đã đẩy giá cổ phiếu của Tesla lên trên giá trị nội tại của nó, và đây là thời điểm tốt để bán.”

Vào tháng 2, Elon Musk cho biết công ty đã mua một lượng lớn bitcoin và sẽ cho phép thanh toán bằng tiền điện tử - cũng là một quyết định sau đó vị tỷ phú này đã đảo ngược và những bình luận cá nhân trên Twitter đã khiến giá của những tài sản đó thay đổi chóng mặt. 

Trong khi Panasonic đã hỗ trợ tài chính cho Tesla khi công ty còn “chập chững”, thì việc mở rộng quy mô của nhà sản xuất ô tô lại đồng nghĩa là không cần ràng buộc về vốn, ông Yasuda nói thêm. Cổ phiếu của Panasonic đóng cửa tăng 4,9% vào 25/6 trong một mức độ lớn nhất kể từ tháng Giêng.

Người phát ngôn của Panasonic cho biết việc bán cổ phần sẽ không ảnh hưởng đến quan hệ đối tác với Tesla và được thực hiện như một phần của quá trình đánh giá cổ phần phù hợp với các nguyên tắc quản trị công ty. Và việc này cũng diễn ra khi Tesla đang đa dạng hóa chuỗi cung ứng pin của riêng mình.

Tesla đã đạt được các thỏa thuận với LG Energy Solution của Hàn Quốc và CATL của Trung Quốc, và theo báo cáo của Reuters báo cáo rằng CATL đang lên kế hoạch xây dựng một nhà máy ở Thượng Hải gần với cơ sở sản xuất của Tesla. 

Đầu năm nay, Panasonic cho biết họ sẽ mua cổ phần của công ty phần mềm Blue Yonder của Mỹ trong một thỏa thuận trị giá 7,1 tỷ USD. Mức giá này đã làm dậy sóng các nhà phân tích - những người chỉ ra hồ sơ M&A bất thường của Panasonic. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...