Panasonic thu về 3,6 tỷ USD từ việc bán lại toàn bộ cổ phiếu Tesla

Panasonic đã bán toàn bộ cổ phiếu Tesla mà mình sở hữu với giá 3,6 tỉ USD.
Panasonic thu về 3,6 tỷ USD từ việc bán lại toàn bộ cổ phiếu Tesla

Panasonic đã bán toàn bộ cổ phiếu Tesla mà mình sở hữu với giá 3,6 tỉ USD để huy động tiền mặt cho một thương vụ mua lại, tờ The Wal Street Journal đưa tin.

Trước đó, Giám đốc điều hành Panasonic - Yuki Kusumi nói với Bloomberg rằng, công ty có kế hoạch đầu tư vào việc sản xuất cell pin 4680, một dạng pin lithium-ion mới của Tesla, nếu dây chuyền sản xuất nguyên mẫu hoạt động.

Panasonic nhấn mạnh rằng việc bán cổ phiếu không liên quan gì đến mối quan hệ với Tesla. Cả hai vẫn có mối quan hệ tốt đẹp, đại diện công ty cho biết. Phía Panasonic cũng cho biết, họ đã hoàn tất việc bán cổ phần trong năm tài chính cuối cùng kết thúc vào tháng 3 và thông báo cho Tesla về các giao dịch. Tesla đã không trả lời yêu cầu bình luận.

Trong mọi trường hợp, khoản đầu tư chắc chắn là một quyết định kinh doanh khôn ngoan. Panasonic đã mua 1,4 triệu cổ phiếu Tesla với giá 21,15 USD vào năm 2010, tổng trị giá khoảng 30 triệu USD. 

Panasonic đã đặt cược 1,6 tỷ USD vào việc xây dựng một nhà máy sản xuất pin chung với Tesla ở Nevada có tên là Gigafactory. Khoản đặt cược này đã gây ra nhiều năm thua lỗ cho Panasonic trước khi công ty cho biết năm nay cuối cùng họ đã có lãi hàng quý.

Số tiền bán cổ phiếu Tesla giúp Panasonic thanh toán cho thương vụ mua lại Blue Yonder, một công ty chuyên về chuỗi cung ứng AI của Mỹ trị giá 7 tỉ USD.

Được biết, Panasonic bắt đầu cung cấp pin lithium-ion cho Tesla vào năm 2009. Đầu năm nay, một giám đốc điều hành của Panasonic cho biết công ty đang phát triển một loại pin hình trụ lớn hơn cho Tesla nhưng thời điểm thương mại hóa vẫn chưa được quyết định.

Năm 2010, không lâu sau khi Tesla phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, Panasonic đã chi 30 triệu USD để mua lại 1,4 triệu cổ phiếu Tesla. Panasonic định giá cổ phần của mình vào khoảng 730 triệu đô la vào tháng 3 năm 2020, theo báo cáo chứng khoán hàng năm. Kể từ đó, cổ phiếu Tesla tăng vọt vì sự lạc quan về tương lai của xe điện. Nếu Panasonic giữ lại tất cả số cổ phiếu mà họ mua được vào năm 2010, thì sau khi chia cổ phiếu 5 ăn 1 vào năm ngoái, chúng sẽ trị giá 4,76 tỷ USD dựa trên giá cổ phiếu đóng cửa của Tesla hôm thứ Năm.

Panasonic từng là nguồn cung cấp pin duy nhất của Tesla, nhưng Tesla gần đây đã bắt đầu phát triển pin của riêng mình và làm việc với các nhà cung cấp khác bao gồm LG Chem và CATL của Trung Quốc. Panasonic gần đây cho biết họ sẽ cung cấp pin cho các nhà sản xuất ô tô khác trên toàn cầu.

Tuy nhiên, Panasonic vẫn đang có kế hoạch trở thành một phần quan trọng trong tương lai của Tesla. Công ty đang thiết lập một dây chuyền sản xuất nguyên mẫu cho cell pin 4680 mới của Tesla. CEO Elon Musk đang hy vọng những điều đó sẽ cho phép công ty có các bộ pin rẻ hơn để có thể tạo ra một chiếc ô tô điện trị giá 25.000 USD trong vòng 3 năm.

Nếu dây chuyền sản xuất nguyên mẫu của hãng hoạt động tốt, Panasonic sẽ đầu tư lớn vào việc sản xuất chúng cho Tesla và các nhà sản xuất ô tô khác.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...