Pantsir-S1, sát thủ khiến UAV Thổ Nhĩ Kỳ "rụng như sung" ở Libya

Các hệ thống tên lửa và súng phòng không Pantsir-S1 do trắc thủ Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất UAE điều khiển đã trở thành mối đe dọa đáng sợ đối với các UAV Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ viện trợ cho Chính phủ Hiệp thương Quốc gia Libya (GNA).

Trong tuần qua, các tổ hợp Pantsir-S1 của Quân đội Quốc gia Libya (LNA) liên tiếp bắn hạ những máy bay không người lái TB-2 do các chuyên gia quân sự Thổ Nhĩ Kỳ điều khiển hỗ trợ các chiến dịch tấn công của GNA.

Ngày 14.04.2020, ở phía nam Tripoli, tổ hợp pháo – tên lửa phòng không Pantsir-S1 bắn hạ một máy bay không người lái với số thân T-94.

Ngay sau đó, trên mạng xã hội, những truyền thông viên ủng hộ LNA công bố xác của một chiếc UAV vũ trang khác.

Ngày 17.04.2020, Pantsir tiếp tục bắn hạ một chiếc TB2 với số thân 95. UCAV vẫn còn mang theo 2 quả đạn dẫn đường bán chủ động laser có độ chính xác cao MAM-L và hai quả bom MAM-C dưới cánh.

Chỉ riêng trong ngày 17.04, phòng không LNA bắn hạ 3 chiếc Bayraktar gần các thành phố Tarhun, Beni Walid và trong khu vực Wadi al-Dinar.

Một chiếc Bayraktar TB2 bị bắn hạ ngày 17/04/2020

Ngày hôm sau, lực lượng LNA công bố thông tin bắn hạ thêm một chiếc TB2 cách sân bay Tripoli 70 km về phía nam.

Một chiếc Bayraktar TB2 bị bắn hạ ngày 18/04/2020

Truyền thông Quân đội Quốc gia Libya cho biết, từ tháng 11/2020 đến thời điểm hiện nay, các kíp trắc thủ Pantsir-S1 ở Libya bắn hạ khoảng 28 UAV Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ.

Số lượng và ngày các UAV TB2 Thổ Nhĩ Kỳ bị bắn hạ ở Libya

Đây là số lượng UAV bị hạ rất lớn trong cuộc xung đột cường độ thấp như ở Libya, với số lượng các phương tiện phòng không của LNA tương đối hạn chế.

Các chuyên gia độc lập theo dõi chiến trường Libya cho rằng, những con số này đã bị cường điệu hóa, số lượng UAV bị bắn hạ có thể thấp hơn 20 chiếc. Nhưng con số đã chứng minh được năng lực tác chiến rất tốt của tổ hợp phòng không do Nga sản xuất, các kíp trắc thủ LNA cũng rất thành thục trong việc điều khiển các tổ hợp vũ khí phòng không tầm gần này.

Tháng 06.2019, Các Tiều vương quốc Ả rập thống nhất UAE đã viện trợ cho LNA (do nguyên soái Haftar chỉ huy) một số hệ thống pháo tên lửa phòng không Pantsir-S1. Những tổ hợp này khác với những vũ khí tiêu chuẩn là hệ thống Pantsir – S1 được lắp đặt trên khung gầm xe MAN-SX4 của Đức.

Đầu tháng 7/2020, lực lượng LNA tuyên bố bắn hạ một chiếc MiG-23UB của GLA. Chính GNA cũng xác nhận tổn thất một máy bay chiến đấu, phi công thiệt mạng, nhưng khẳng định đó là máy bay huấn luyện, tấn công hạng nhẹ L-39ZO.

Có thể bạn quan tâm

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo sẽ đối mặt với lạm phát cao hơn và tốc độ tăng trưởng chậm lại. Dù vậy, Fed vẫn dự kiến sẽ tiến hành hai lần cắt giảm lãi suất trong năm 2025…

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran khiến giá dầu tăng vọt, làm dấy lên lo ngại lạm phát toàn cầu và có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tiếp tục trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất…