Phan Bá Tòng và bi kịch của các đại gia thủy sản miền Tây

Đói vốn, bí đầu ra, nợ nần chồng chất, thậm chí là phá sản và vướng vòng lao lý… đó là thực trạng mà các đại gia thủy sản miền Tây đang phải đối mặt hiện nay. Đối với giới kinh doanh thủy hải s
Phan Bá Tòng và bi kịch của các đại gia thủy sản miền Tây

Đói vốn, bí đầu ra, nợ nần chồng chất, thậm chí là phá sản và vướng vòng lao lý… đó là thực trạng mà các đại gia thủy sản miền Tây đang phải đối mặt hiện nay.

Đối với giới kinh doanh thủy hải sản miền Tây, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thiên Mã là một cái tên quen thuộc. Từ một cơ sở nhỏ lẻ thu mua thủy sản xuất khẩu ở Cần Thơ, chỉ qua ít năm phát triển, công ty này đã nhanh chóng phất lên như diều gặp gió.Vào thời kì đỉnh cao, công ty Thiên Mã có tới 12 trang trại thủy sản, 3 nhà máy chế biến quy mô lớn với hơn 3.500 lao động, xuất khẩu 40.000 tấn cá da trơn mỗi năm, đạt giá trị hơn 70 triệu USD.Ông chủ của công ty Thiên Mã, Phan Bá Tòng (biệt danh Tòng Thiên Mã), được xem là một trong những “đại gia” lớn nhất của ngành thủy sản Cần Thơ. Ông Tòng không chỉ nổi tiếng về tài lược kinh doanh mà còn “khét tiếng” về cung cách ăn chơi xa xỉ, có thói quen tiêu xài theo kiểu “ngắt khúc cọc tiền” (không cần đếm).Nhưng từ năm 2011, khi thị trường lâm vào khó khăn, lãi suất ngân hàng tăng lên vòn vọt, Công ty Thiên Mã bắt đầu lún sâu vào nợ nần. Năm 2012, tổng nợ của Công ty Thiên Mã lên đến hơn 500 tỷ đồng. 4 năm sau đó, con số này đã tăng gấp đôi, lên tới 1000 tỷ đồng, trong đó riêng nợ ngân hàng gần 700 tỷ.Nợ nần chồng lên cao như núi, trong khi đầu ra ngày càng khó khăn, 2/3 nhà máy của công ty Thiên Mã đã phải đóng cửa. Nhà máy còn lại phải chuyển sang làm gia công để duy trì công việc cho công nhân.Bản thân đại gia Phan Bá Tòng bị Cục Cảnh sát Kinh tế (C46 Bộ Công an) bắt giữ về các sai phạm kinh tế tại các ngân hàng thương mại. Tên tuổi của Thiên Mã cũng theo đó mà lụi tàn đi.Dù chỉ là trường hợp cá biệt khi vướng vào lao lý, nhưng trên góc độ kinh doanh, Thiên Mã là điển hình cho cộng đồng doanh nghiệp thủy sản miền Tây hiện tại: đói vốn, bí đầu ra và nợ nần chồng chất.Ông Võ Thanh Hùng, Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Cần Thơ cho biết, ít nhất 50% doanh nghiệp chế biến thủy hải sản ở ĐBSCL hiện nay đang lâm vào khó khăn, đặc biệt là tình trạng mất cân đối tài chính.Tình trạng này được cho là do các doanh nghiệp đổ xô vào kinh doanh bất động sản, vàng, chứng khoán… ăn theo cơn sốt giai đoạn 2006 – 2008. Đến khi thị trường sụp đổ, tài sản bị chôn vào các dự án hoặc “hóa hơi” trên sàn, các doanh nghiệp ngập đầu trong khủng hoảng nợ.Ngoài đầu tư sai mục đích, ông Võ Thanh Hùng cũng cho rằng, thất bại của các doanh nghiệp thủy sản cũng đến từ cơ chế lãi suất ngân hàng.Theo ông Hùng, cách đây 7- 8 năm, lãi suất vay ưu đãi ban đầu là 6 - 7%/năm, nhưng ít lâu sau đó đã lên 10 - 15%/năm rồi 22 - 23%/năm. Lãi suất tăng quá nhanh và quá cao đã làm cho các doanh nghiệp thủy sản rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan” dừng cũng chết mà tiến cũng chết.Trong khi đó, sau thời gian cho vay thả cửa dẫn đến nợ xấu tăng cao, các ngân hàng đang thực hiện việc siết chặt tín dụng, nhất là với các doanh nghiệp có tiền sử nợ. Điều này càng khiến cho khó khăn của các công ty thủy sản miền Tây thêm trầm trọng.

Trường Ca/VNF

Có thể bạn quan tâm

Honda và Nissan bắt tay sáp nhập

Honda - Nissan: Sáp nhập hay là "chết"?

Thông tin về việc Honda và Nissan tìm kiếm thỏa thuận sáp nhập cho thấy các nhà sản xuất ô tô đang tìm cách đối mặt với sự cạnh tranh từ Trung Quốc, thị trường trong nước đang thu hẹp cũng như mối đe dọa về thuế quan...