Phát triển vắc xin chống Covid-19: Ván bài "tỷ đô" của các chính phủ, tập đoàn dược

Các chính phủ, tổ chức và công ty y tế toàn cầu đang “đặt cược” hàng tỷ USD vào cuộc đua phát triển vắc xin chống Covid-19.
Phát triển vắc xin chống Covid-19: Ván bài "tỷ đô" của các chính phủ, tập đoàn dược

Các chính phủ, tổ chức và công ty y tế toàn cầu đang “đặt cược” hàng tỷ USD vào cuộc đua phát triển vắc xin chống Covid-19. Họ đều đang theo dõi nhanh các thử nghiệm lâm sàng và xem xét quy định về vắc xin mà không thể đảm bảo khả năng hiệu quả tối ưu. Họ xây dựng và tái tạo các phòng thí nghiệm, nhà máy nghiên cứu và sản xuất vắc xin với cơ hội được thông qua là rất thấp. Họ đặt hàng các loại vắc xin mà cuối cùng chưa chắc đã được sản xuất. Đây được cho là mô hình giải quyết mới của đại dịch - tập trung vào tốc độ với đầy mọi rủi ro. 

“Cuộc khủng hoảng trên toàn thế giới lớn tới mức chúng ta phải chấp nhận mạo hiểm tối đa ngay bây giờ để chấm dứt đại dịch này,” ông Paul Stoffels, giám đốc khoa học tại Johnson&Johnson - đơn vị đã hợp tác với chính phủ Hoa Kỳ trong 1 khoản đầu tư 1 tỷ USD để đẩy mạnh tốc độ phát triển và sản xuất loại vắc xin chưa-được-phê-duyệt của công ty. 

Trong lịch sử, thông thường chỉ có khoảng 6% “ứng cử viên vắc xin” được chấp thuận để đưa ra thị trường sau một quá trình thử nghiệm kéo dài nhiều năm mà không có các khoản đầu tư quá lớn cho đến khi được chứng minh hiệu quả. Nhưng các quy tắc truyền thống về quá trình phát triển thuốc và vắc xin đã không còn được áp dụng vào hiện nay, khi toàn thế giới đang phải đối mặt với một loại virus lây nhiễm 2,7 triệu người và giết chết hơn 192.000 người chỉ trong vài tháng bùng phát. Đối với cuộc khủng hoảng Covid-19, mục tiêu hàng đầu sẽ là phát triển một loại vắc xin có hiệu quả và có thể sản xuất hàng loạt trong khoảng thời gian từ 12-18 tháng. 

Các công ty dược phẩm, chính phủ và các nhà đầu tư đang đểu chấp nhận rủi ro theo cách chưa từng có. Sự đồng thuận của hơn 30 giám đốc điều hành các công ty dược phẩm, quan chức y tế chính phủ và chuyên gia ứng ứng phó đại dịch phỏng vấn bởi Reuters cho thấy “họ sẵn sàng chấp nhận mọi rủi ro để đảm bảo không chỉ vắc xin mới được phát triển mà còn có thể sẵn sàng phân phối ngay khi được phê duyệt". 

Những khoản đầu tư từ các chính phủ, tổ chức y tế, tổ chức từ thiện toàn cầu hiện tập trung chủ yếu vào những “ứng cứ viên” tiềm năng trong số hơn 100 lại vắc xin đang được nghiên cứu. Nhưng chỉ một số ít trong đó được tiến tới bước thử nghiệm lâm sàng trên cơ thể người - khi mà chúng thực sự an toàn và có hiệu quả. Đây là cũng là giai đoạn mà ít loại vắc xin được thông qua. Và ngay cả trong số ít các triển vọng đó, thì khả năng thành công cũng không cao. Có thể sẽ có hơn 1 loại mang lại hiệu quả, và cũng có thể là không có loại nào cả. 

Phát triển vắc xin chống Covid-19: Ván bài "tỷ đô" của các chính phủ, tập đoàn dược ảnh 1

“Chúng tôi muốn đầu tư. Ngay cả trước khi biết rằng loại vắc xin đó có hiệu quả hay không, tất nhiên có rủi ro, nhưng để đảm bảo một khi được phê duyệt, chúng ta có thể ngay lập tức sản xuất ở quy mô hàng chục hoặc hàng trăm triệu,” ông Richard Hatchett, một chuyên gia phụ trách chính sách dịch cúm của Hoa Kỳ dưới thời cựu TT George W. Bush và đã quay lại Nhà Trắng với tư cách cố vấn trong thời kỳ cúm lợn 2009, cho biết. 

Ông Hatchett hiện đang đứng đầu Liên minh Các sáng kiến Đối phó Dịch bệnh (CEPI), một tổ chức phát triển vắc xin được hỗ trợ bởi các nhà tài trợ tư nhân cũng như chính phủ Anh Quốc, Canada, Bỉ, Na Uy, Thuỵ Sĩ, Đức và Hà Lan. Tổ chức đã huy động được hơn 915 triệu USD trong số 2 tỷ USD dự kiến ngân sách để tăng tốc thử nghiệm và xây dựng các nhà máy sản xuất chuyên biệt cho ít nhất 3 “ứng cử viên” vắc xin chống Covid-19. 

Việc dự trữ vắc xin để ngay lập tức có thể điều trị cho những nhóm dân số dễ chịu ảnh hưởng nhất - như nhân viên y tế, người già, người có tiền sử bệnh nặng - sẽ giúp kiểm soát và dập tắt dại dịch nhanh hơn, ông Hatchett chia sẻ.

Tại Hoa Kỳ, Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Y học Tiên tiến (BARDA), một cơ quan liên bang tài trợ cho công nghệ chống lại bệnh tật, đã công bố đầu tư gần 1 tỷ USD để hỗ trợ phát triển vắc xin Covid-19 và mở rộng quy mô sản xuất cho những “ứng cử viên” đầy triển vọng. 

Tuy nhiên, vẫn có một lo ngại tiềm ẩn, được tất cả những ngừoi Reuters phỏng vấn đưa ra, đó là ngay cả khi một loại vắc xin có hiệu quả được chứng minh, thì rất khó để có thể kịp thời sản xuất cho cả thế giới. 

Nguồn: Reuters

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Theo một báo cáo mới đây từ Bloomberg, các nhà chức trách tại Trung Quốc đang cân nhắc về khả năng bán TikTok Mỹ cho tỷ phú Elon Musk…

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…