Quân đội Đức: Xe bộ binh chiến đấu hiện đại hóa sâu Puma đạt sẵn sàng chiến đấu toàn bộ

Quân đội Đức thông báo phiên bản mới nhất của xe chiến đấu bộ binh (BMP) Puma đã đạt được cột mốc quan trọng, hoàn toàn cho sẵn sàng chiến đấu.

Ngày 18/2, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Đức, Christian Thiels thông báo trên tài khoản Twitter: Lực lượng Bộ binh Đức cho biết, xe chiến đấu bộ binh Puma thuộc Lực lượng Đặc nhiệm Liên hợp Sẵn sàng Chiến đấu cao (VJTF) đã chính thức sẵn sàng chiến đấu. "Hệ thống tích hợp hóa bộ binh cơ giới" được nâng cấp đáng kể và loại bỏ những sai sót kỹ thuật trong những tháng thử nghiệm qua" - ông Christian Thiels cho biết.

Bản nâng cấp mới nhất liên kết xe Puma với Hệ thống Erweitertes của Quân đội Đức (Người lính tương lai - Hệ thống mở rộng: IdZ-ES) trong môi trường tác chiến kết nối mạng tiên tiến.

Tổng cộng 40 xe chiến đấu bộ binh Puma cấp VJTF, đây là nhóm cơ động chiến đấu chủ lực trong toàn bộ trang thiết bị VJTF 2023, phiên bản tiên tiến nhất của Puma cho đến nay.

Phần nâng cấp bao gồm những bộ phận, thiết bị tăng khả năng chiến đấu của xe như hệ thống tên lửa có điều khiển hạng nhẹ đa nhiệm MELLS; những cảm biến quang điện tử bổ sung như hệ thống tầm nhìn lái xe mới; nâng cấp kiến trúc C4I.

Hệ thống tầm nhìn màn hình toàn cảnh và hệ thống nhìn cảnh báo sớm lái xe sẽ kết thúc của kỷ nguyên kính tiềm vọng. Lần đầu tiên, toàn bộ kíp xe có thể “nhìn xuyên” qua thiết giáp cả ngày lẫn đêm. Chế độ Fusion kết hợp hệ thống nhìn ban ngày với quang ảnh nhiệt hiệu suất cao, cho phép phát hiện nhanh chóng các mục tiêu được ngụy trang kỹ lưỡng cả ngày đêm. Puma là phương tiện chiến đấu quan trọng đầu tiên của phương Tây, có được hệ thống quan sát hiện đại, thiết kế thành một tính năng tiêu chuẩn của xe chiến đấu.

Hiện nay xe BMP Puma IFV được tuyên bố là sẵn sàng cho chiến đấu, Bộ binh Cơ giới của Quân đội Đức đang bước vào một kỷ nguyên mới, các đơn vị chiến đấu còn lại cũng sẽ được trang bị phiên bản nâng cấp hiện đại hóa sâu Puma.

Là phương pháp tiếp cận có hệ thống để tái cấu trúc các phương tiện cơ động chiến đấu và hệ thống binh sĩ, Hệ thống Panzergrenadier hình thành nền tảng vững chắc để phát triển các ý tưởng mới. Trong tương lai, Hệ thống Panzergrenadier trở thành cơ sở cho các đội hình tác chiến cơ bản và kết nối mạng kỹ thuật số.

Với sự gia tăng đáng kể về kinh nghiệm và năng lực trong lĩnh vực tích hợp hệ thống CNTT, định hướng này tạo động lực mạnh mẽ cho những dự án quân sự sắp tới. Trong liên doanh đồng sáng lập với PSM GmbH, Rheinmetall Electronics GmbH chịu trách nhiệm đảm bảo kết nối mạng đa nền tảng của hệ thống các phương tiện và lực lượng tác chiến trong tương lại.

Hệ thống Panzergrenadier đang thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa ngoài dự án đã hoàn thành. Thế hệ tiếp theo của người lính tương lai IdZ-ES đang ở giai đoạn khởi đầu, xe chiến đấu bộ binh Puma VJTF mới cung cấp một điểm xuất phát tuyệt vời cho những khả năng cao hơn, ví dụ như cảm biến hỗ trợ điều khiển hỏa lực độ chính xác cao.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...