Quan hệ Mỹ-Trung thời TT Biden vẫn căng thẳng không kém thời ông Donald Trump

Quan hệ thương mại Mỹ-Trung có khả năng vẫn còn nhiều thách thức sau khi các cuộc đàm phán ngoại giao trong tuần này cho thấy chính quyền TT Joe Biden vẫn giữ thái độ cứng rắn với Bắc Kinh.
Quan hệ Mỹ-Trung thời TT Biden vẫn căng thẳng không kém thời ông Donald Trump

Mặc dù Washington và Bắc Kinh đã quyết định ngừng tấn công theo cách “ăn miếng trả miếng” của năm ngoái, nhưng đại diện của cả hai bên vẫn chưa hài lòng với hiện trạng và coi bên kia là đối thủ kinh tế hàng đầu.

Vào tuần trước, các cuộc đàm phán đầu tiên kể từ khi TT Joe Biden nhậm chức được coi là một cuộc tập trận ngoại giao hơn là một cuộc trao đổi kinh tế. Theo đó, cuộc thảo luận đầy khó khăn có thể chỉ là một bản tóm tắt ban đầu của những trận chiến gay go sắp tới đối với chính quyền TT Biden. Và rõ ràng, một trong những mối quan hệ giao thương có giá trị nhất trên thế giới đang bị đe doạ. 

Theo Văn phòng USTR, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại hàng hóa lớn thứ ba của Hoa Kỳ với 558,1 tỷ USD tổng kim ngạch thương mại (hai chiều) vào năm 2019. Khối lượng giao dịch khổng lồ đó đã hỗ trợ ước tính 911.000 việc làm tại Hoa Kỳ tính đến năm 2015, với 601.000 từ xuất khẩu hàng hóa và 309.000 từ xuất khẩu dịch vụ.

Xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Trung Quốc theo đầu mục mặt hàng ( hàng sản xuất, hàng nông nghiệp, năng lượng)
Xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Trung Quốc theo đầu mục mặt hàng ( hàng sản xuất, hàng nông nghiệp, năng lượng) 

Trung Quốc cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của nông dân Mỹ. Thương mại hàng năm các mặt hàng nông nghiệp đạt tổng giá trị 14 tỷ USD vào năm 2019. Bên cạnh đó, Trung Quốc là nhà cung cấp hàng nhập khẩu lớn nhất của Hoa Kỳ.

Clete Willems - cựu nhân viên của Tổ chức Thương mại Thế giới tại Văn phòng USTR,  cựu thành viên trong chính quyền TT Trump và hiện là đối tác hiện tại tại công ty luật Akin Gump nói với CNBC rằng ông không ngạc nhiên về sự thiếu tiến bộ ở Anchorage. “Cuộc họp ở Anchorage là cơ hội để chính thức đưa ra các khiếu nại chứ không phải là một nỗ lực thực tế để khắc phục mâu thuẫn.”

“Tôi nghĩ rằng [chính phủ Trung Quốc] đã hiểu sai tình hình với chính quyền TT Biden. Họ cho rằng những người này sẽ đến và thu hồi tất cả các chính sách của TT Trump,” ông nói thêm. “Và nay họ phát hiện ra rằng điều đó sẽ không xảy ra. Nhưng tôi nghĩ họ cần phải nghe trực tiếp điều đó từ Ngoại trưởng Blinken ”.

Nhiều ý kiến cho rằng, các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc mang tầm quan trọng về mặt thương mại, nhưng cũng là cơ hội để Hoa Kỳ bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia và tăng cường khả năng tiếp cận các công nghệ quan trọng.

Vài tuần trước cuộc họp ở Anchorage, Alaska, chính quyền TT Biden đã soạn thảo một lệnh hành pháp chỉ đạo cơ quan chính phủ rà soát các chuỗi cung ứng chính, bao gồm các chuỗi cung ứng cho chất bán dẫn, pin dung lượng cao, vật tư y tế và kim loại đất hiếm. Mặc dù điều lệnh của TT Biden không đề cập đến Trung Quốc, nhưng đã chỉ đạo các cơ quan xem xét lỗ hổng trong sản xuất trong nước và chuỗi cung ứng bị chi phối hoặc điều hành thông qua "các quốc gia đang hoặc có khả năng trở nên không thân thiện hoặc không ổn định."

“Chính quyền TT Biden đã báo hiệu rằng họ sẽ không thay đổi quan điểm về các vấn đề nhân quyền hay an ninh quốc gia để đổi lấy một mối quan hệ thương mại 'tốt đẹp'," Dewardric McNeal, một nhà phân tích chính sách thời TT Obama tại Bộ Quốc phòng, cho biết trong một email. 

Tuy nhiên, các nhà đàm phán Trung Quốc, bao gồm cả Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị, có thể đã hy vọng vào sự tiếp đón nồng nhiệt hơn từ phía Hoa Kỳ sau bốn năm đầy biến động dưới thời Tổng thống Donald Trump và Ngoại trưởng Mike Pompeo.

Tuy nhiên, kể từ sau cuộc đàm phán tại Alaska kết thúc, chính quyền TT Biden cũng không có bất kỳ động thái nào trong việc nới lỏng giới hạn giao dịch giữa các công ty Mỹ và Trung Quốc, cũng như các hạn chế về thị thực đối với các đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc hay mở lại lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston.

“Chính quyền TT Biden hiểu mối liên hệ phức tạp giữa giao thương và thương mại của hai quốc gia và hy vọng sẽ có mục tiêu, dự liệu rõ ràng hơn trong việc xác định và quản lý các mối quan tâm trong cạnh tranh và hợp tác,” McNeal, một nhà phân tích chính sách cấp cao tại Longview Global, nhận xét. 

Trong thời gian tới, các cuộc đàm phán với Bắc Kinh có thể sẽ là ưu tiên hàng đầu của Đại diện Thương mại Hoa Kỳ mới được bổ nhiệm - bà Katherine Tai. 

Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai.
Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai.

Cuộc bỏ phiếu nhất trí của Thượng viện để xác nhận đề cử bà Tai vào vị trí Đại diện Thương mại của chính quyền TT Biden phản ánh niềm tin của lưỡng đảng đối với kỹ năng của bà Tai với tư cách là một luật sư thương mại hiểu biết và lành nghề. “Bà Katherine Tai là người có đủ tiêu chuẩn để phục vụ chính quyền và đất nước”, lãnh đạo phe thiểu số Thượng viện Mitch McConnell cho biết trên sàn Thượng viện trước cuộc bỏ phiếu xác nhận hồi đầu tháng 3.

Bà Katherine Tai và đội ngũ dự kiến ​​sẽ xem xét các chính sách kéo dài  trước đây của TT Donald Trump, bao gồm thuế đối với thép, nhôm và hàng tiêu dùng của Trung Quốc, cũng như từng đầu mục của thỏa thuận thương mại giai đoạn một.

“Bà ấy biết cách cứng rắn với Trung Quốc và bà ấy biết cách phối hợp với những người khác,” ông Clete Willems nhận xét. Ông nói thêm rằng điều quan trọng là bà Tai phải đảm bảo được vai trò là tiếng nói cho lợi ích thương mại của Hoa Kỳ trong một chính quyền có băng ghế ngoại giao sâu sắc.

“Bạn đã có một chính quyền với một ngoại trưởng rất mạnh mẽ, các cố vấn an ninh quốc gia cũng rất mạnh mẽ, và đều là những người thân cận với TT Biden. Họ là những người đang có ảnh hưởng lớn tới chính sách của Hoa Kỳ nói chung. Và bà ấy sẽ phải vượt qua điều đó."

CNBC

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…