“Rich kid" Trung Quốc "bơm mưa tiền" để “tháo chạy" khỏi Hoa Kỳ

Những du học sinh giàu có người Trung Quốc tại Hoa Kỳ đang thuyết phục cha mẹ bỏ ra hàng chục nghìn USD để thuê máy bay tư nhân về nước trước tình hình đại dịch bùng phát.
“Rich kid" Trung Quốc "bơm mưa tiền" để “tháo chạy" khỏi Hoa Kỳ

Khi tình hình dịch bệnh Covid-19 đang ngày càng lan rộng khắp nước Mỹ, các du học sinh từ những gia đình giàu có của Trung Quốc đang thuyết phục cha mẹ trả hàng chục nghìn USD hòng góp tiền thuê bay tư nhân để trở về nước. 

Một biện pháp khác sẽ là những chuyến bay kéo dài 60 tiếng với nhiều chặng quá cảnh tại các khu vực ở Thái Bình Dương do biên giới quốc gia đóng cửa và các chuyến bay thương mại bị đình chỉ. 

Jeff Gong, một luật sư ở Thượng Hải, đã hỏi con gái mình, hiện đang học cấp 3 tại Wisconsin (Mỹ) rằng liệu cô bé có muốn nhận 180.000 nhân dân tệ (tương đương 25.460 USD) để tiêu hay vé máy về nước, thì cô bé đã lập tức nói: “Không bố ơi, con không muốn tiền, con chỉ muốn được về nhà thôi.”

Các sinh viên Trung Quốc học tập tại Hoa Kỳ đang “tranh giành” nhau những suất vé máy bay để quay về quê nhà khi Hoa Kỳ đang có nguy cơ trở thành tâm dịch với 50.000 trường hợp nhiễm bệnh được ghi nhận. 

Các du học sinh ngoại quốc ngày càng lo lắng bởi sự cắt giảm đáng kể năng lực bay tại Mỹ trong thời gian gần đây. Vào thứ Ba (24/3), 3.102 trong số 3.800 chuyến bay thương mại đến đi từ Trung Quốc đều đã bị huỷ. 

“Các đại diện môi giới du học đang thay mặt cho những gia đình giàu có Trung Quốc để liên hệ, tìm cách sắp xếp một số chuyến bay tư nhân cho con của họ về nước,” bà Annelies Garcia, giám đốc thương mại của Private Fly cho biết. 

Nhưng ngay cả những chuyến bay tư nhân cũng đang bị hạn chế tối đa, dẫn tới việc giá vé được đẩy lên mức giá "cắt cổ". Bắc Kinh hiện đã cấm hầu hết các chuyến bay từ nước ngoài và Thượng Hải cũng dự kiến sẽ sớm thực hiện tương tự. Hồng Kông và Ma Cao đã chặn hoàn toàn các chuyến bay quá cảnh.

Một hãng Dịch vụ Hàng không có trụ sở tại Hoa Kỳ đưa ra dịch vụ triển khai chuyến bay tư nhân từ Los Angeles đến Thượng Hải trên máy bay Bombardier 6000 14 chỗ với tổng mức giá là 2,3 triệu nhân dân tệ (~325.300 USD), hoặc 23.000 USD/ ghế. 

Tuy nhiên, mức giá còn giao động rất nhiều tuỳ thuộc vào vị trí máy bay, ngày giờ được yêu cầu và lộ trình chính xác. Bên cạnh đó, các nhà cung cấp dịch vụ máy bay tư nhân đều đã nhận được thông báo không chính thức về việc máy bay tư nhân đăng ký tại Trung Quốc không được phép hạ cánh tại Hoa Kỳ và ngược lại. Do đó, các nhà khai thac hiện đang phải phá vỡ những hạn chế trên bằng cách sử dụng máy bay từ các quốc gia khác để tham gia vào tuyến bay Hoa Kỳ - Trung Quốc hoặc sắp xếp quá cảnh tại Tokyo. 

Nguồn: Reuters

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...