Spotify cung cấp sách nói, cạnh tranh với Audible

Nhằm tìm kiếm giải pháp để tăng doanh thu, dịch vụ nghe nhạc trực tuyến hàng đầu thế giới Spotify cung cấp sách nói miễn phí trong thời gian tới…

Giao diện trung tâm sách nói Spotify.
Giao diện trung tâm sách nói Spotify.

Ngày 3/10/2023, Spotify sẽ bắt đầu cung cấp 15 giờ sách nói mỗi tháng, dịch vụ phát trực tuyến dành cho những thành viên đăng ký cao cấp ở Anh và Úc. Mùa đông này, nó sẽ phát triển thêm cho những người đăng ký ở Mỹ.

Năm 2019, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã bị đình trệ. Apple đã cố gắng để trở thành dịch vụ âm nhạc trả phí hàng đầu ở Mỹ.

Daniel Ek, giám đốc điều hành của công ty, đã quyết định rằng Spotify cần phải chuyển đổi từ một dịch vụ âm nhạc thành cửa hàng dành cho âm thanh. Hiện tại ông đã đặt tầm nhìn của mình vào sách nói, một phương tiện âm thanh phát triển nhanh chóng khác.

Sự mở rộng của ứng dụng này vào sách có tiềm năng làm chuyển đổi bối cảnh bán lẻ cho sách nói, một phân khúc xuất bản đang phát triển nhanh chóng từ lâu đã bị chi phối bởi nhà bán lẻ âm thanh Audible thuộc sở hữu Amazon.

Trong mắt Ek, sách nói của Audible khiến ông nhớ đến sự kiểm soát trước đó của Apple đối với âm nhạc và podcast. Spotify đã xây dựng hoạt động kinh doanh bằng cách phá vỡ ngành công nghiệp âm nhạc, với dịch vụ đăng ký thành viên hàng tháng và podcast. Ông Ek chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn rằng ông thấy tiềm năng của sách nói trên ứng dụng này.

Ứng dụng này có 220 triệu thành viên trả phí trên toàn thế giới, có thể giúp các nhà xuất bản tiếp cận nhiều đối tượng mới rộng lớn. Ngoài ra ứng dụng có các công cụ để giới thiệu sách nói giống chủ đề podcast cụ thể mà họ đang quan tâm.

Hachette Book Group, có các tác giả bao gồm David Sedaris, James Patterson và Donna Tartt, đang đưa hơn 7.000 cuốn sách lên Spotify.

Mô hình kinh doanh mới để bán sách, có thể làm tăng cường hoạt động kinh doanh sách nói phát triển. Thay vì trả tiền cho mỗi cuốn sách nói mà khách hàng bắt đầu nghe, công ty đã đề xuất trả tiền cho lượng thời gian mà khách hàng nghe.

Ứng dụng cho biết, sách nói trung bình kéo dài từ 7 đến 10 giờ, có nghĩa là người đăng ký có thể nghe khoảng một cuốn rưỡi mỗi tháng, nhưng một số cuốn sách có thể chạy lâu hơn nhiều. Người đăng ký có thể nghe những cuốn sách tùy thích và người dùng muốn nghe nhiều hơn có thể trả phí 10,99 USD cho 10 giờ.

Kim Scott, tác giả bán chạy nhất của "Radical Candor" và là cựu giám đốc điều hành tại Google và Apple, lo lắng rằng mô hình kinh doanh sách nói của Spotify có thể làm giảm giá trị công việc viết sách.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...