Sở hữu xe ô tô đang dần trở thành "giấc mơ xa xỉ" của người dân Singapore

Tại Singapore, nếu muốn sở hữu một chiếc ô tô, người tiêu dùng phải chấp nhận khoản phí lên đến 106.000 USD cho một chứng chỉ sở hữu xe…

Phí sở hữu xe ô tô tại Singapore đã lập mức kỷ lục mới
Phí sở hữu xe ô tô tại Singapore đã lập mức kỷ lục mới

Để sở hữu một chiếc ô tô ở Singapore, người mua phải tham gia đấu thầu để có được giấy chứng nhận sở hữu xe trị giá... 106.000 USD (~2,5 tỷ VND).

Để so sánh, mức phí này tương đương với giá của 4 chiếc Toyota Camry Hybrid ở Mỹ.

Singapore có hệ thống "giấy chứng nhận sở hữu” (COE) có thời hạn 10 năm, ban hành vào năm 1990, để kiểm soát số lượng phương tiện ở đảo quốc nhỏ bé, nơi có thể lái xe quanh đất nước trong vòng chỉ hơn một giờ.

Quá trình phục hồi sau đại dịch Covid-19 đã khiến chi phí cho hệ thống hạn ngạch xe của Singapore tăng lên mức cao nhất mọi thời địa đối với tất cả người dân. Hạn ngạch, được đưa ra thông qua quy trình đấu thầu, đã khiến Singapore trở thành nơi đắt đỏ nhất trên thế giới để sở hữu một chiếc ô tô.

Bao gồm COE, phí đăng ký và thuế, một chiếc Toyota Camry Hybrid tiêu chuẩn mới hiện có giá 183.000 USD ở Singapore, cao hơn gần 5 lần so với mức 28.855 USD ở Mỹ.

Vào năm 2020, khi có ít người lái xe ở Singapore hơn, giá COE nằm trong khoảng 21.900 USD. Tuy nhiên, hoạt động kinh tế phục hồi sau Covid-19 đã dẫn đến việc doanh số ô tô tăng cao hơn dù cho tổng số phương tiện trên đường phố Singapore vẫn giới hạn ở mức 950.000 xe.

Số lượng COE có sẵn hiện tùy thuộc vào số lượng xe cũ bị hủy đăng ký.

Với mức phí sở hữu tăng vọt như vậy sẽ khiến ô tô trở thành một phương tiện “xa xỉ” nằm ngoài tầm với của hầu hết người dân Singapore thuộc tầng lớp trung lưu. Vấn đề này được cho là gây ảnh hưởng đến “Giấc mơ Singapore” (Singapore Dream) - điều mà nhà xã hội học Tan Ern Ser mô tả cho sự dịch chuyển xã hội đi lên - người dân có tiền mặt, có một căn hộ chung cư và một chiếc ô tô.

Người dân Singapore đã phải đối mặt với tình trạng lạm phát dai dẳng và nền kinh tế chững lại. Trong khi đó, một số người đã tranh thủ bán những chiếc ô tô họ mua khi giá COE còn thấp để thu về lợi nhuận.

Hiện tại, mức thu nhập hộ gia đình trung bình hàng năm ở Singapore là 88.500 USD.

Theo chia sẻ của ông Jason Guan, một nhân viên bán bảo hiểm 40 tuổi tại Singapore, ông đã mua chiếc ô tô đầu tiên của mình, Toyota Rush (đã bao gồm phí COE) với giá 47.500 USD vào năm 2008. Đến nay, ông Guan không còn sở hữu xe ô tô nhưng không hề luyến tiếc gì điều này mà thay vào đó tập trung vào những phúc lợi khác mà quốc gia đã đem lại cho gia đình ông. “Là một đã có gia đình, việc sở hữu hay không sở hữu một chiếc xe không ảnh hưởng nhiều đến tôi vì Singapore vẫn có hệ thống giao thông công cộng cũng như giáo dục tốt và ổn định. Về mặt an ninh, đây vẫn là một trong những quốc gia an toàn nhất thế giới”.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?