Syria: Dính bom Nga ở Afrin, hàng chục tay súng thánh chiến thiệt mạng

Ngày 26/9, không quân Nga tiến hành một đợt không kích ác liệt vào khu vực Afrin ở Aleppo, Syria, nơi đang bị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và các nhóm thánh chiến Hồi giáo cực đoan kiểm soát.

3 cuộc không kích phá hủy một trụ sở lớn của nhóm Sư đoàn Hamzah do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn gần thị trấn lịch sử Barad miền nam Afrin. 11 tay súng thiệt mạng và 13 tay súng khác bị thương nặng.

Cùng ngày, các máy bay chiến đấu Nga tấn công vào vùng tây bắc Idlib. Các cuộc không kích đánh phá các vị trí của tổ chức khủng bố Hay’at Tahrir Al-Sham trên khu vực ngoại ô thị trấn al-Bara vùng nông thôn phía nam Idlib, nơi có trạm quan sát quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ.

Trước đó một ngày, không quân Nga thực hiện hàng loạt cuộc không kích vào Afrin, trừng phạt cuộc tấn công của nhóm Hồi giáo cực đoan do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn vào một chốt phòng ngự của Quân đội Syria phía nam khu vực. Những cuộc không kích khiến một số tay súng của nhóm Mặt trận al-Shamiya do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn thiệt mạng.

Không quân Nga không kích lực lượng Hồi giáo cực đoan do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn ở Afrin
Không quân Nga không kích lực lượng Hồi giáo cực đoan do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn ở Afrin

Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov, ngày 25/9 trong cuộc họp báo về kết quả chuyến công tác của ông tai New York trong kỳ họp thứ 76 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tuyên bố, Greater Idlib hiện đang là “tiền đồn của chủ nghĩa khủng bố” ở Syria.

“Các vị trí của chúng tôi và các vị trí của quân đội Syria trong khu vực giảm leo thang căng thẳng ở Greater Idlib đang bị tấn công, chúng tôi không cho phép điều đó” - ông Lavrov nói.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan chuẩn bị thảo luận về tình hình bất ổn ở Greater Idlib với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moscow ngày 29/9.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...