Syria: UAV tự sát phá hủy một xe bán tải của nhóm khủng bố người Duy Ngô Nhĩ ở Lattakia

Ngày 11/2, một chiếc xe bán tải của nhóm khủng bố Đảng Hồi giáo Turkistan (TIP, al-Qaeda) bị phá hủy bởi máy bay không người lái (UAV) tự sát ở thị trấn Tuffahiyeh trên vùng nông thôn phía bắc Lattakia.

Chiếc xe tải chở đầy đạn dược bị phá hủy hoàn toàn. Không có thông tin về thương vong nhân sự.  TIP thường không thừa nhận những tổn thất ở Syria, vì hầu hết các tay súng khủng bố là người Duy Ngô Nhĩ Trung Quốc và người Uzbek.

Một số nguồn tin đối lập cho rằng, UAV tự sát là do quân đội Nga phóng. Đến thời điểm này, cả quân đội Syria và quân đội Nga đều có trong biên chế nhiều loại UAV tự sát, riêng các lực lượng quân tình nguyện Syria còn sở hữu cả những UAV tấn công tự sát do Iran sản xuất.

Năm 2020, các UAV tự sát đã tiến hành hàng loạt các cuộc không kích nhằm vào các vị trí và thiết bị của lực lượng Hồi giáo cực đoan thánh chiến trên nhiều địa bàn ở Idlib, Lattakia, Aleppo, tây bắc Syria. Truyền thông ủng hộ đối lập, thánh chiến cáo buộc quân đội Syria, Nga và Iran thực hiện các cuộc không kích này.

Tuy nhiên, thực tế, chiến trường Syria đã trở thành địa bàn của cuộc chiến tranh UAV của rất nhiều quốc gia khác nhau như Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Nga, Syria, Iran.

Cuộc tấn công là đòn tiến công tiêu hao binh lực, trừng phạt các hoạt động khiêu khích của các nhóm khủng bố trên vùng đồi núi phía bắc Lattakia. Trong 24 giờ qua, các tay súng bắn tỉa TIP khiến 3 ba quân nhân Syria bị thương ở Lattakia.

Năm 2021, tình hình cũng vẫn sẽ không thể trở lại bình yên ở Lattakia, Các nhóm khủng bố, nhờ có được hậu phương vững chắc từ phía Thổ Nhĩ Kỳ, tiếp tục các hoạt động tấn công, phá hoại trên địa phận tỉnh này. Quân đội Syria cũng chưa có được khả năng giành lại thị trấn Kabani và diệt trừ vĩnh viễn hiểm họa khủng bố. Cuộc chiến ở Lattakia tiếp tục kéo dài.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...