Tái đàm phán NAFTA gặp khó, Canada tìm kiếm thỏa thuận thương mại với Trung Quốc

Một thỏa thuận thương mại tự do giữa 2 nước đang được kỳ vọng sẽ bắt đầu trong chuyến thăm của Thủ tướng Canada đến Trung Quốc.
Tái đàm phán NAFTA gặp khó, Canada tìm kiếm thỏa thuận thương mại với Trung Quốc

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Canada Justin Trudeau nằm trong nỗ lực tăng cường quan hệ kinh tế của Canada trong bối cảnh tái đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) chưa có nhiều tiến triển.

Chuyến thăm kéo dài 5 ngày (từ 3 - 8/12) là lần thứ 2, nhà lãnh đạo Canada thăm Trung Quốc, cho thấy động thái rõ ràng để tăng cường quan hệ là một nỗ lực để bắt đầu mối quan hệ kinh tế giữa hai nước, mở ra cơ hội đầu tư vào các ngành công nghiệp chiến lược cho DN Trung Quốc. Đặc biệt, khả năng thảo luận về một thỏa thuận thương mại tự do giữa 2 nước đang được kỳ vọng sẽ được bắt đầu trong chuyến thăm này.

Đây là thời điểm khó khăn cho Canada khi tiến trình tái đàm phán NAFTA đang bế tắc. Trong khi đó, việc tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cũng gặp khó do lo ngại những khác biệt trong quy định của CPTPP sẽ làm chậm quá trình hiện thực hóa thỏa thuận thương mại này.
Canada lúc này rất cần đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu để bù đắp những thiệt hại thương mại có thể xảy ra nếu Mỹ rút khỏi NAFTA. Vì vậy, Canada coi Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu trong việc đa dạng hóa các đối tác thương mại và thúc đẩy thương mại tự do với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Các nhà bình luận cho biết, Canada sẽ bị thuyết phục bởi cơ hội xuất khẩu thực phẩm hứa hẹn như cải dầu và thịt lợn cùng các sản phẩm dịch vụ khác sang quốc gia có tổng sản phẩm quốc nội (GDP) gấp 7 lần Canada. Ngoài ra, các nhà kinh tế dự đoán, ngành hàng không có thể sẽ được mở cửa tạo cơ hội hợp tác. Nhà sản xuất máy bay Canada Bombardier Inc. đang tiếp tục tìm kiếm người mua cho mặt hàng máy bay Series C. Một ưu tiên khác mà Canada nhắm đến là lượng khách du lịch khổng lồ từ Trung Quốc.

Mặc dù văn phòng Thủ tướng Canada chưa xác nhận chính thức về thỏa thuận thương mại song phương, nhưng trước chuyến đi, Bộ trưởng Thương mại Francois-Philippe Champagne từng cho biết, với rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác đối với cả 2 nước, Bắc Kinh và Ottawa đang xem xét liệu một khung khổ có thể giải quyết được các vấn đề.

Trung Quốc hiện đang nổi lên như một quốc gia hàng đầu về thương mại tự do, đặc biệt kể từ khi Tổng thống Donald Trump rút ra khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Về phía mình, Bắc Kinh từ lâu đã kêu gọi Canada về các cuộc đàm phán tự do thương mại, nhưng bị cựu Thủ tướng Stephen Harper bác bỏ. Bên cạnh đó, các cuộc đàm phán thương mại tự do với Canada sẽ là một thử nghiệm và hướng đi cho Trung Quốc ở thị trường Bắc Mỹ. "Canada sẽ là bài tập để Bắc Kinh hiểu rõ làm thế nào để đạt được một thỏa thuận với một nền kinh tế Bắc Mỹ. Và nền kinh tế Bắc Mỹ mà Trung Quốc muốn hướng tới chính là Mỹ” - Laura Dawson - người đứng đầu Viện Canada tại Trung tâm Tư vấn Wilson Center ở Washington, Mỹ cho hay.

Trong chuyến thăm này, Bắc Kinh có thể tìm kiếm sự tham gia tích cực hơn của Canada vào sáng kiến Một vành đai, Một con đường do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng. "Từ quan điểm của Trung Quốc, tôi cho rằng, khía cạnh kinh tế của quan hệ song phương sẽ là trọng tâm của chuyến thăm lần này" - ông Wang Dong - Viện nghiên cứu Pangoal tại Bắc Kinh nhận định.

Có thể bạn quan tâm

Honda và Nissan bắt tay sáp nhập

Honda - Nissan: Sáp nhập hay là "chết"?

Thông tin về việc Honda và Nissan tìm kiếm thỏa thuận sáp nhập cho thấy các nhà sản xuất ô tô đang tìm cách đối mặt với sự cạnh tranh từ Trung Quốc, thị trường trong nước đang thu hẹp cũng như mối đe dọa về thuế quan...

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…