Người dân tại thành phố Asadabad đã xuống đường vào dịp Tết Độc lập Afghanistan, các tay súng Taliban nổ súng vào đoàn người và gây ra cảnh hỗn loạn. Các nguồn tin không xác định được số lượng thương vong do người dẫn tháo chạy hỗn loạn và dẫm đạp lên nhau.
Asadabad là thành phố ở phía đông của Afghanistan, thủ phủ tỉnh Kunar, nằm gần thành phố Jalalabad.
Trước đó, ngày 19/8, 3 người thiệt mạng và hơn chục người bị thương khi các tay súng Hồi giáo thánh chiến xả đạn vào đoàn người biểu tình chống lại Taliban tại thành phố Jalalabad. Nguồn tin của Taliban cho biết một người thiệt mạng tại thành phố.
Các nhân chứng cho biết các tay súng Taliban đã nổ súng sau khi một số người dân địa phương nhằm cắm cờ quốc gia Afghanistan tại một quảng trường ở Jalalabad.
Người dân thành phố Jalalabad xuống đường với cờ quốc gia Afghanistan.
Những cuộc xuống đường ở Kabul trong ngày Độc lập Afghanistan với lá cờ quốc gia.
“Có một số kẻ gây rối muốn tạo ra sự phức tạp cho chúng tôi” - một chiến binh Taliban có mặt tại Jalalabad vào thời điểm xảy ra vụ việc - nói với Reuters - "Những người này đang lợi dụng các chính sách hòa bình của chúng tôi."
Người phát ngôn văn phòng chính trị Taliban Mohammed Naim thông báo: cuộc chiến đã kết thúc. Hình thức chính phủ sẽ trở nên rõ ràng trong tương lai gần. Lực lượng Taliban không chấp nhận một chính phủ chuyển tiếp.
Hàng nghìn tù nhân, bao gồm cả các tay súng IS và cựu al-Qaeda được Taliban thả từ nhà tù Pul-e-Charkhi ở ngoại ô Kabul, Afghanistan.
Quân đội chính phủ Afghanistan đã đầu hàng, giao nộp căn cứ không quân Bagram cho Taliban đầu ngày 15/8. Trong căn cứ là nhà tù Pul-e-Charki, giam giữ khoảng 5.000 tù nhân.
Hàng nghìn tù nhân Al-Qaeda và IS được thả ra từ nhà tù Pul-e-Charki thuộc căn cứ quân sự Mỹ Bagram.
Đây là nhà tù quân sự lớn nhất Afghanistan với những điều kiện vô nhân đạo và tồi tệ nhất có thể. Những thông tin ban đầu cho biết, nhà tù có hệ thống an ninh tối đa giam giữ các tay súng al-Qaeda, IS và Taliban.
Tình huống này xảy ra trước khi Taliban tuyên bố "tổng ân xá" cho tất cả các nhân viên chính phủ và yêu cầu những người này trở lại làm việc trong chính phủ do Taliban thành lập tương lai.
Thả những phần tử khủng bố khác nhau này được coi là một “lệnh ân xá chung” cho tất cả các tay súng thánh chiến, những phần tử cực đoan này sẽ lan tỏa khắp Afghanistan và không thể kiểm soát được.
Khi Taliban nắm quyền kiểm soát Afghanistan, các quan chức Mỹ rất lo ngại về sự trỗi dậy của al-Qaeda.
Trước đó, trong một cuộc phỏng vấn tháng 7, sau khi nhậm chức chỉ huy lực lượng Mỹ tại Afghanistan, tướng Lính thủy đánh bộ Mỹ Frank McKenzie cho biết, Al Qaeda là trọng tâm chính của quân đội Mỹ trong khu vực.
Tướng McKenzie nói: “Những gì chúng tôi làm ở đây là để ngăn chặn Al-Qaeda và IS có thể tái thành lập trong những không gian chưa được kiểm soát như miền đông Afghanistan. Và có thể lên kế hoạch cho các cuộc tấn công chống lại quê hương chúng tôi, mối đe dọa đó vẫn còn đây cho đến ngày nay".
Theo tướng McKenzie, các lực lượng chống khủng bố của Mỹ đã khiến Al Qaeda không thể tái thiết lập và thực hiện các kế hoạch chống lại phương Tây.
“Nếu không có quân đội Mỹ, tôi tin rằng Al-Qaeda sẽ tái sinh” - ông nói - "và tôi nghĩ chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi chúng ta thấy tổ chức khủng bố này khẳng định sự phục hồi, tiếp tục lên kế hoạch tấn công nước Mỹ".
Các quan chức cấp cao của Mỹ cho biết, trong tình huống lực lượng Taliban nắm quyền kiểm soát Afghanistan, Al Qaeda có thể tổ chức lại nhanh chóng. Hệ tư tưởng của Al Qaeda nhấn mạnh vào các cuộc tấn công chống lại thế giới phương Tây, điều đó sẽ hình thành ở Afghanistan.