Tàu chở dầu Iran liên tục đổi hướng, di chuyển đến Thổ Nhĩ Kỳ

Con tàu chở dầu “mắc kẹt” giữa cuộc đối đầu của Washington và Tehran đã thay đổi hướng đi một lần nữa vào hôm nay (30/8) và đang quay trở lại Thổ Nhĩ Kỳ.
Tàu chở dầu Iran liên tục đổi hướng, di chuyển đến Thổ Nhĩ Kỳ

Con tàu Adrian Darya, trước đây được gọi là Grace 1, hiện đang hướng đến cảng Iskenderun phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, theo dữ liệu từ website Marine Traffic cho thấy.

Đây là lần thứ ba con tàu thay đổi điểm đến chỉ nội trong 10 ngày trở lại đây. Iskenderun cách nhà máy lọc dầu Baniyas ở Syria khoảng 200km về phía bắc - điểm đến ban đầu bị ngờ của tàu Adrian Darya.

Mang theo 2 triệu thùng dầu, Adrian Darya đã được thả khỏi khu vực giam giữ tại Gibaltar vào giữa tháng 8 sau 5 tuần bị nghi ngờ mang dầu từ Iran tới Syria - điều vi phạm lệnh trừng phả của Liên minh châu Âu.

Hoa Kỳ cảnh báo các nước trong khu vực không được phép hỗ trợ tàu, cho biết Adrian Darya thuộc quyền kiểm soát của nhóm Vệ binh Cách mạng Iran vốn bị chỉ định là một nhóm khủng bố.

Trích dẫn tuyên bố từ một phát ngôn viên của chính phủ Iran cho biết Iran đã bán số dầu trên con tàu cho một người chủ khác - người mà ông không tiết lộ thêm thông tin; do đó, điểm đến của tàu sẽ hoàn toàn do người chủ mới quyết định.

Sau khi được thả khỏi Gibraltar, con tàu thông báo sẽ đến cảng Kalamata của Hy Lạp, sau đó đổi thành cảng Mersin của Thổ Nhĩ Kỳ. Vào thứ Năm, tàu đột ngột chuyển hướng gần như vòng ngược lại khỏi địa điểm dự kiến. Và vào sáng nay (30/8) theo giờ địa phương, con tàu lại một lần nữa thực hiện cách đi khó hiểu tương tự.

Theo Reuters

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...