Tên lửa Khordad – 3rd bắn hạ RQ-4A Mỹ, thay đổi cán cân quyền lực Trung Đông

Theo những thông tin được đăng tải trên truyền thông đại chúng, Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran sử dụng tổ hợp tên lửa phòng không Khordad – 3rd bắn hạ máy bay trinh sát không người lái Northrop Grumm
Tên lửa Khordad – 3rd bắn hạ RQ-4A Mỹ, thay đổi cán cân quyền lực Trung Đông

Trang Military Watch Magazine đăng tải một bài viết, bình luận về sự cố Iran bắn hạ máy bay không người lái của Mỹ và nhận định rằng: Hình thái chiến trường Trung Đông thay đổi rõ rệt khi tên lửa nội địa của Iran bắn rơi máy bay Mỹ, điều đó khiến các quốc gia thù địch phải cân nhắc hơn và những quốc gia đồng minh Iran có thể hy vọng về không phận được bảo vệ chắc chắn hơn nhờ có sự giúp đỡ từ phía quốc gia Hồi giáo này.

 Chiếc UAV Global Hawk là một trong những máy bay quân sự đắt nhất của Mỹ với giá hơn 220 triệu USD/chiếc, được thiết kế để để có khả năng sống còn cao trong lưới lửa phòng không của kẻ thù.

Theo thông tin từ phía Iran, drone RQ – 4A đang hoạt động ở chế độ bí mật hoàn toàn, tắt thiết bị nhận dạng để thực hiện trinh sát, giám sát lãnh thổ Iran mà không bị phát hiện. Bộ quốc phòng Iran tuyên bố, UAV đã bay vào không phận quốc gia này, Bộ quốc phòng Mỹ khẳng định rằng máy bay không người lái chỉ bay gần gần sát vùng lãnh thổ của Iran.

Vụ bắn hạ chiêc Global Hawk là kết quả quan trọng chứng minh năng lực tác chiến của các hệ thống tên lửa nội địa Iran, điều mà trước đây truyền thông phương Tây thường nghi vấn. Tình huống RQ-4A cũng là tình huống đặc biệt, khi hệ thống phòng không hiện đại có cơ hội thử nghiệm khả năng tác chiến của mình trong thực tế chiến đấu.

Tổ hợp tên lửa Khordad - 3rd là một phiên bản đặc biệt của hệ thống phòng không tầm trung Raad Iran, được đưa vào biên chế giữa những năm 2010, lắp đặt tên lửa phòng không Taer-2B từ các xe phóng vận tải di động. Những hệ thống tên lửa tương tự được đưa vào sản xuất hàng loạt và và trang bị nhiều cho lực lượng phòng không của quốc gia Hồi giáo này, tăng cường sức mạnh cho các tổ hợp SAM tầm xa hơn nhập khẩu từ Nga, trong đó có S-200 và S-300PMU-2.

Khordad - 3rd là phiên bản tên lửa có tầm bắn xa nhất của dòng SAM Raad, thông tin từ Press TV cho biết, tên lửa có tầm bắn từ 50 – 70 km, độ cao từ 20 – 25 km. Tổ hợp có thể cùng lúc tấn công đến 4 mục tiêu và phóng 8 tên lửa cùng lúc. Tổ hợp phòng không được trang bị một radar mảng pha công suất lớn do Iran tự phát triển.

Việc thử nghiệm thành công hệ thống tên lửa phòng không, tiêu diệt được máy bay không người lái tiên tiến của Mỹ có thể sẽ làm thay đổi đáng kể cán cân quyền lực Trung Đông. Những đối thủ sẽ phải cân nhắc rủi ro khi thâm nhập vào hệ thống phòng thủ đường không của Iran.

Nền công nghiệp quốc phòng Iran cũng có thể sẽ tăng tốc phát triển các hệ thống tên lửa tầm xa mới trong nước, hay nghiên cứu nhu cầu nhập khẩu các hệ thống vũ khí tinh vi hơn như S-400 của Nga, hoặc có thể xuất khẩu các tổ hợp phòng không nội địa cho các quốc gia thân cận như Syria.

Tổ hợp phòng không Khordad – 3rd thuộc Hệ thống phòng không Raad

Military Watch Magazine

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…