Thảm hoạ cháy rừng tại Los Angeles gây “vết thương kinh tế” cho nước Mỹ

Thảm họa cháy rừng kinh hoàng tại Los Angeles (Mỹ) không chỉ gây thiệt hại hàng chục tỷ USD mà còn gióng lên hồi chuông cảnh báo về tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu…

Thảm hoạ cháy rừng tại Los Angeles gây “vết thương kinh tế” cho nước Mỹ

Trận cháy rừng dữ dội tại Los Angeles (California, Mỹ) đã khiến ít nhất 5 người thiệt mạng, hàng trăm người bị thương và thiêu rụi nhiều bất động sản tại khu vực đắt đỏ bậc nhất thành phố.

“Đây đã là một trong những vụ cháy rừng tồi tệ nhất trong lịch sử California”, nhà khí tượng học Jonathan Porter nhận xét. Ông Porter cảnh báo, nếu có thêm nhiều công trình khác tiếp tục bị ảnh hưởng trong những ngày tới thì sự kiện này có thể trở thành vụ cháy rừng kinh hoàng nhất được ghi nhận, xét về số lượng công trình bị phá hủy và thiệt hại kinh tế. So với vụ cháy rừng đã thiêu rụi một phần hòn đảo Maui của Hawaii vào năm 2023 với tổng thiệt hại 16 tỷ USD, thảm hoạ tại Los Angeles đang gây tổn thất lớn hơn rất nhiều.

Yếu tố chính dẫn đến mức độ thiệt hại lớn như vậy là giá trị của những bất động sản bị tàn phá bởi đám cháy. Theo Zillow, giá trung bình cho một ngôi nhà tại khu vực Pacific Palisades, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, được ước tính vào khoảng 3,5 triệu USD.

Như ước tính từ AccuWeather, tổng thiệt hại của vụ cháy có thể lên tới 52 - 57 tỷ USD, đưa nó vào danh sách 10 thảm họa gây tổn thất tài sản lớn nhất tại Mỹ.

“Đây là một thảm họa khủng khiếp. Chúng ta mới chỉ có được những đánh giá ban đầu về mức độ hủy diệt và mất mát mà nó gây ra”, ông Porter cho biết.

Ngoài tác động kinh tế, vụ cháy còn cướp đi ít nhất 5 sinh mạng và con số này có khả năng sẽ tiếp tục tăng trong những ngày tới, theo lời Thống đốc California Gavin Newsom.

Có một số ý kiến cho rằng thảm hoạ này có thể được ngăn chặn thông qua việc quản lý rừng tốt hơn và kiểm soát đốt rừng nghiêm ngặt hơn; nhưng nhiều chuyên gia lại nhấn mạnh rằng biến đổi khí hậu vẫn là nguyên nhân chính khiến các vụ cháy trở nên nghiêm trọng hơn.

“Những tác động tàn phá của biến đổi khí hậu đang ngày càng trở nên rõ ràng hơn”, ông Thomas Blunck của Munich Re cho biết. Munich Re là công ty tái bảo hiểm (re-insurance) lớn nhất thế giới theo doanh thu phí bảo hiểm, chuyên bảo lãnh rủi ro cho các doanh nghiệp bảo hiểm lớn như Allstate và Nationwide.

Vào ngày 9/12, Munich Re đã công bố báo cáo thường niên ước tính tổng thiệt hại tài sản do thiên tai gây ra trên toàn cầu vào năm 2024 là 320 tỷ USD, tăng 20% so với con số 268 tỷ USD vào năm trước đó.

Trong đó, giông bão và cháy rừng là những tác nhân nguy hiểm nhất gây ra phần lớn các hậu quả nặng nề, thậm chí còn hơn cả các thảm hoạ cực đoan như bão lốc xoáy nhiệt đới (tropical cyclone). Ngược lại, các sự kiện địa chất như động đất chỉ chiếm khoảng 7% trong tổng thiệt hại.

Cho dù là lũ quét ở ốc đảo sa mạc Dubai, dòng bùn cuốn trôi xe cộ trên các con phố của Valencia (Tây Ban Nha), hay sự tàn phá do hai cơn bão Milton và Helene gây ra tại Vịnh Mexico - những tác động cực đoan đổi biến đội khí hậu là không thể phớt lờ.

“Các quốc gia cần chuẩn bị để sẵn sàng đối phó với những thảm họa thời tiết ngày một nghiêm trọng hơn”, đại diện của Munich Re khuyến nghị.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…