Thổ Nhĩ Kỳ phát triển vũ khí laser “sát thương mềm” chống các đầu đạn điều khiển chính xác

Ngày 17/8, nhà thầu quốc phòng Meteksan Defense Industry Inc. của Thổ Nhĩ Kỳ thông báo phát triển thành công một hệ thống laser quân sự mới, sử dụng phương thức sát thương mềm chống các loại đầu đạn dẫn đường chính xác.

Hệ thống được đặt tên là “Nazar” (Evil Eye), sẽ được giới thiệu lần đầu tiên tại gian hàng Quốc phòng Meteksan trong Triển lãm IDEF 2021. Hệ thống được phát triển với sự hỗ trợ của Văn phòng Chủ tịch Công nghiệp Quốc phòng của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo Meteksan Defense Industry, hệ thống Nazar trên mặt đất cung cấp khả năng tiêu diệt mềm bằng laser băng thông rộng hiện đại, đánh chăn các loại đạn dẫn đường bằng quang điện tử (EO) và hồng ngoại (IR), bảo vệ các căn cứ quân sự và cơ sở dân sự quan trọng.

Hệ thống sử dụng thiết bị quang học phát hiện các loại đạn dẫn đường EO và IR, sau đó gây nhiễu phá hủy đầu tự dẫn và hệ thống điều khiển bằng tia laze, có thể vô hiệu hóa các loại đạn dẫn đường EO và IR trên khoảng cách xa.

Nazar cũng được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ trinh sát và tự động giám sát mục tiêu. Hệ thống có thể liên kết, trao đổi và chia sẻ thông tin với các hệ thống cảm biến radar và quang học khác, tăng hiệu quả tác chiến tổng thể.

Trong giai đoạn đầu của dự án Nazar, doanh nghiệp đã phát triển nguyên mẫu di động trên đất liền, tự hoạt động bằng nguồn điện của hệ thống. Đồng thời, Meteksan Defense Industry Inc cũng đang phát triển một phiên bản hải quân.

Hệ thống laser Nazar sẽ cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ những khả năng mà chỉ một số cường quốc công nghệ có thể tiếp cận được. Hiện chưa có những thông tin và dữ liệu video, chứng minh khả năng thực tế của hệ thống.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...