Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục tung Leopard 2A4 và М60А3 vào Syria

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục tung các xe tăng chủ lực Leopard 2A4 và M60A3 vào tham chiến trong chiến dịch quân sự đang diễn ra tại Syria.
Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục tung Leopard 2A4 và М60А3 vào Syria

Thực tế chiến trường ở Syria, các xe tăng Leopards do Đức sản xuất không chống lại được các tên lửa chống tăng có điều khiển ATGM và các cuộc tấn công bằng vũ khí nổ tự chế. Đã có nhiều trường hợp tăng Leopards trúng đòn chí mạng, như trận chiến chống IS ở thành phố Al-Bab, xe tăng Leopard 2A4 bốc cháy và bị phá hủy hoàn toàn.

Các xe tăng M60 của Mỹ sản xuất hiện có trong trang bị Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cũng không phải là loại tăng phù hợp nhất với chiến trường Syria. Ngay cả phiên bản hiện đại hóa với áo giáp được tăng cường, tăng M60 cũng không chịu được những tên lửa chống tăng có điều khiển. Các xe M60A3 đang chiến đấu không có bất kỳ trang thiết bị bảo vệ bổ sung nào, rất dễ bị tổn thương thậm chí cả khi bị tấn công bằng đạn phóng lựu RPG-7.

Mặc dù các phương tiện chiến đấu của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và Liên minh Hồi giáo NSA không có gì mới, nhưng các đơn vị thuộc Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), nòng cốt là “Đơn vị bảo vệ Nhân dân Kurd – YPG”, vẫn không thể hiện được sức chiến đấu đáng kể. Không có trận chiến nào mà lực lượng YPG thể hiện được sức chiến đấu của mình, cũng không có đơn vị tăng, thiết giáp nào của SDF hay cơ giới gắn súng phòng không hạng nặng... tham chiến như các chiến dịch tiến công IS trước đây.

Có lẽ lực lượng SDF đã bị phân rã đáng kế và đang mất sức chiến đấu, do đó có thể sẽ có tình huống mất Afrin lần thứ hai với lực lượng YPG ở đông bắc Syria.

Tăng M60A3 của Thổ Nhĩ Kỳ trên chiến trường Syria. Video Ruply

Tăng  Leopard 2A4 của Thổ Nhĩ Kỳ trên chiến trường Syria. Video South Front

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...