"Thung lũng Silicon Trung Quốc" buộc phải đóng cửa vì Covid-19 tăng đột biến

Thâm Quyến đã yêu cầu tất cả các doanh nghiệp không thiết yếu tạm ngừng sản xuất hoặc để nhân viên làm việc tại nhà bắt đầu từ 14/3.
"Thung lũng Silicon Trung Quốc" buộc phải đóng cửa vì Covid-19 tăng đột biến

Trung Quốc đại lục đang đối mặt với đợt bùng phát Covid-19 tồi tệ nhất kể từ khi quốc gia này kiềm chế được đại dịch vào năm 2020, với các thành phố lớn đang gấp rút hạn chế hoạt động kinh doanh.

Thâm Quyến, thành phố lớn nhất ở trung tâm sản xuất tỉnh Quảng Đông, đã yêu cầu tất cả các doanh nghiệp không liên quan đến các dịch vụ công cộng thiết yếu đình chỉ sản xuất hoặc để nhân viên làm việc tại nhà trong một tuần kể từ 14/3. Việc ngừng sản xuất được cho là bao gồm cả nhà cung cấp Foxconn của Apple và nhiều nhà máy lớn khác. 

Thâm Quyến, đôi khi được gọi là “Thung lũng Silicon Trung Quốc”, đã đóng cửa giao thông công cộng và bắt đầu giãn cách xã hội trên toàn thành phố. Thâm Quyến đã báo cáo hơn 400 trường hợp được xác nhận kể từ cuối tháng Hai.

Những ca nhiễm bệnh trên khắp Trung Quốc thực chất còn khá thấp so với các quốc gia khác. Tuy nhiên, sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh trong vài ngày gần đây đã khiến chính quyền địa phương gấp rút kiểm soát sự bùng phát khi Trung Quốc tìm cách duy trì chiến lược “zero-Covid” của mình.

Thượng Hải, nơi có nhiều doanh nghiệp nước ngoài và công ty tài chính ở Trung Quốc, đã chuyển việc học trực tiếp học sang trực tuyến. Một số khu vực lân cận đã tiến hành “lockdown” và tiến hành xét nghiệm hàng loạt, và cư dân thường không thể rời khỏi nhà cho đến khi có xác nhận âm tính. 

Tỉnh Cát Lâm ở miền bắc Trung Quốc cũng đã báo cáo một sự gia tăng vào cuối tuần qua với hơn 1.000 trường hợp mới tại địa phương, với tổng số hơn 2.900 trường hợp trong tháng này tính đến 13/3. 

Tổng cộng, Trung Quốc đại lục đã báo cáo 1.437 trường hợp mới được xác nhận - chỉ có 100 trường hợp là từ nhập cảnh - trong tổng số 8.531 trường hợp trong nước. Đây là mức nhiều nhất kể từ tháng 3/2020. Không có trường hợp tử vong mới nào được báo cáo.

Trung Quốc đại lục đã duy trì một chính sách nghiêm ngặt “zero - Covid-19” trong hai năm qua. Những hạn chế về du lịch và khả năng “lockdown” nhanh chóng đã đè nặng lên các doanh nghiệp du lịch và dịch vụ trong nước, kéo giảm chi tiêu của người tiêu dùng.

Cuộc họp quốc hội thường niên kết thúc vào cuối tuần trước không có dấu hiệu nào cho thấy chính quyền trung ương có kế hoạch nới lỏng chính sách kiểm soát Covid. 

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh của Trung Quốc đã công bố một nghiên cứu vào tháng 11 cho biết việc chuyển sang chiến lược chung sống với Covid-19 như nhiều quốc gia khác có thể dẫn đến hàng trăm nghìn ca mới hàng ngày và tàn phá hệ thống y tế quốc gia.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng chi phí kinh tế của chiến lược zero-Covid đang tăng lên trong khi lợi ích lại giảm đi. Khi giữa các đợt đóng cửa và cấm đi lại trên khắp Trung Quốc, nhiều cá nhân đang cảm thấy bị chèn ép, trở nên mệt mỏi, thất nghiệp hoặc thiếu việc làm và đã tiêu hết tiền tiết kiệm đến mức phải cắt giảm chi tiêu. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…