TikTok lên tiếng cáo buộc Facebook ‘đạo nhái và bôi nhọ’ mình

Chủ sở hữu TikTok, tập đoàn công nghệ Trung Quốc ByteDance đã cáo buộc Facebook ‘đạo nhái và bôi nhọ’ trong phát biểu mới nhất.
TikTok lên tiếng cáo buộc Facebook ‘đạo nhái và bôi nhọ’ mình

ByteDance, tập đoàn công nghệ Trung Quốc, chủ sở hữu hiện tại của ứng dụng TikTok đã đưa ra các bình luận nhằm vào công ty đối thủ - Facebook trong một tuyên bố vào ngày 2/8 và cho biết họ đang phải đối mặt với những khó khăn vô cùng phức tạp và “không thể tưởng tượng nổi” khi đang cố gắng để phát triển công ty vươn tới toàn cầu. 

“ByteDance luôn cám kết để trở thành một công ty mang tầm toàn cầu. Trong quá trình này, chúng tôi đã phải đối mặt với tất cả mọi thách thức vô cùng khó khăn và không thể tưởng tượng nổi, bao gồm cả môi trường chính trị quốc tế căng thẳng, va chạm cũng như xung đợt các nền văn hoá khác nhau và giờ thậm chí là sự đạo nhái và bôi nhọ từ Facebook,” ByteDance viết trong bài đăng. 

Bản thân ByteDance và Facebook từ lâu đã không còn là những đối thủ hoà nhã trên ‘chiến trường’. Kể từ năm ngoái, CEO Facebook Mark Zuckerberg đã nhiều lần thẳng thắn cáo buộc TikTok cố tình kiểm duyệt và xoá bỏ các nội dung liên quan đến chính trị, TikTok ngay lập tức đã phủ nhận cáo buộc này. 

Hiện TikTok đang phải đối mặt với nguy cơ bị cấm hoàn toàn tại Hoa Kỳ theo kế hoạch của TT Mỹ Donald Trump. Tuy nhiên, ByteDance cũng đang trong các cuộc thảo luận để bán lại ứng dụng cho công ty công nghệ hàng đầu Hoa Kỳ Microsoft. 

Nguồn: Reuters

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...