Nguồn gốc của tin đồn đặc biệt này là của Hal Turner, người dẫn chương trình phát thanh phái Cực hữu ở New Jersey, và là cựu nhân viên cung cấp thông tin của FBI, bị Liên đoàn Chống phỉ báng và Trung tâm Luật người Nghèo miền Nam cáo buộc là kẻ tôn thờ chủ thuyết Người da trắng thượng đẳng. Hal Turner từng đăng nhiều tin tức giả mạo và từng bị kết án gần ba năm tù vì kêu gọi giết ba thẩm phán liên bang.
Trang web Turner của Hal Turne xuất hiện một bài dẫn các nguồn quân sự không xác định cho biết, khoảng 6:22 pm ngày 20.11.2019, xảy ra một vụ nổ hạt nhân ở độ sâu 50 mét dưới Biển Đông. Vụ nổ bất ngờ này đã bất ngờ lan tỏa một đợt sóng xung kích dưới ngầm với sức mạnh rất lớn. Đây hoàn toàn có thể là vụ nổ hạt nhân với đương lượng "nằm trong khoảng từ 10 đến 20 Kilotons" - web Turner cho biết.
Sau đó, bài viết trên trang web Turner cập nhật thêm tuyên bố của Mạng lưới giám sát môi trường toàn cầu uRADMonitor, cho rằng phát hiện ra các dấu hiệu bức xạ đáng kể trên vùng bờ biển nam Trung Quốc gần Trường Giang, Hồng Kông và Đài Loan.
Để thêm phần lôi cuốn, bài viết còn đưa ra cáo buộc Bắc Kinh đã kích nổ một thiết bị hạt nhân nhỏ trong vùng biển đang tranh chấp, gửi một cảnh báo rõ ràng tới Mỹ vì những can thiệp của nước này trong các cuộc biểu tình ở Hồng Kông, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang diễn ra. Hoặc đơn giản để nhắc lại rằng, PLA sẵn sàng cho Thế chiến III.
Thông thường, những người hiểu biết bình thường cũng sẽ bỏ qua tin tức gây sốc kiểu này. Nhưng nhờ vào hàng loạt các tweet từ một tài khoản Twitter có tên rất “IndoPacific_SCS_Info” và những tài khoản khác, Turner đã thu hút được sự chú ý trên Twitter.
Bản tin từ trang Hal Turner Radio Show, cung cấp dấu vết cái gọi là một vụ nổ hạt nhân ngầm ở Biển Đông.
Đây thực sự là tin giả, đánh đúng vào mối quan tâm đến Biển Đông hiện hữu. Trang web uRADMonitor tự chốt mức tăng bức xạ là 0,24 microsievert mỗi giờ.
Theo Reuters, Hiệp hội Hạt nhân thế giới ước tính trung bình trên toàn cầu, bức xạ tự nhiên xuất hiện ở mức 0,17-0,39 microsieifts mỗi giờ. Nếu một người được tiếp xúc với 0,24 microsievert mỗi giờ, có nghĩa là tương đương với khoảng 2.100 microsievert mỗi năm, hoặc chỉ hơn hai millisievert. Mỹ xác định ranh giới trần của phơi nhiễm phóng xạ nghề nghiệp an toàn ở mức 50 millisievert mỗi năm .
Một chuyên gia về an toàn bức xạ của viên nghiên cứu, yêu cầu được trả lời nặc danh với Gizmodo vì không được phép trả lời giới truyền thông, xác nhận rằng các mức bức xạ mà uRADMonitor đưa ra là mức bức xạ nền bình thường. Chuyên gia này cho rằng đó là tin tức nhiễm xạ giả mạo, hoảng tưởng.
Chuyên gia này cũng cảnh báo, uRADMonitor không phải là một nguồn tin đáng tin cậy. Các thông tin về mức độ phóng xạ trong không khí, thường được đăng trên trang RadNet Honolulu của Cơ quan Bảo vệ Môi trường , Bản đồ Bức xạ Nhật Bản thuộc Viện Thiết kế Thông tin Nhật Bản hoàn toàn không có gì khác thường (khác hẳn với mức độ cao trong khu vực xảy ra thảm họa hạt nhân Fukushima Daiichi năm 2011).
Gizmodo đã trao đổi với Robert Rosner, cựu quan chức của Bộ Năng lượng Mỹ, hiện là nhà vật lý lý thuyết hiện tại thuộc Đại học Chicago, chủ trì Bản tin Ủy ban Khoa học và An ninh của các nhà khoa học nguyên tử. Rosner bật cười khi nghe nói bất kỳ ai cũng có thể xác định được vụ thử hạt nhân dưới nước nhờ máy dò trên mặt đất, hoặc ai đó "đủ ngu ngốc" để thực hiện vụ nổ hạt nhân ngầm ở Biển Đông.
Ông Ros Rosner nói với Gizmodo qua điện thoại, "Tôi sẽ vô cùng ngạc nhiên nếu có ai đó xác định một vụ nổ hạt nhân mà chỉ dựa trên dấu hiệu phóng xạ. Thật khó tin".
Rosner giải thích, cách chính xác nhất để phát hiện một vụ nổ hạt nhân ngầm là địa chấn. Vụ thử hạt nhân dưới nước đầu tiên trên thế giới - Baker nuke - có đương lượng nổ 23 kiloton tại Đảo san hô Bikini năm 1945, đã gây ra địa chấn trên toàn thế giới. Không có dấu hiệu nào cho thấy một tình huống tương tự nào xảy ra vào ngày 20.11.2019.
"Nếu ai đó muốn tiến hành một vụ nổ hạt nhân bí mật, Biển Đông sẽ là một trong những nơi cuối cùng để làm điều đó" - ông Rosner nói thêm ... Đây là khu vực rất đông dân cư. ... Có rất nhiều trạm quan sát các loại xung quanh đó. Đây là khu vực có sự giám sát ghê gớm nhất vì những gì Trung Quốc đang thực hiện.Do đó, không phù hợp để tiến hành một việc lớn như một vụ nổ hạt nhân.
Rosner nói tiếp, trên biển Đông là một số lượng khổng lồ các nhà quan trắc, thú vị là không có ai nhận thấy, hơn thế nữa còn có các mảnh vụn phóng xạ, dưới nước cũng như trên mặt đại dương, không có mảnh vụn phóng xạ nào.
Khu vực này cũng được theo dõi rất sát sao các sự kiện địa chấn, sóng thần thực sự nguy hiểm như trận động đất đã gây lên sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004. Và, vụ nổ 10-20 kiloton chắc chắn sẽ gây lên sóng thần trên quy mô đó, vì nó tương đương với những quả bom hạt nhân ném xuống Hiroshima và Nagasaki.
Như vậy, sự cố cái gọi là vụ nổ hạt nhân dưới Biển Đông thực tế là một tin giả, nhiều trang mạng đã nhanh chóng gỡ bỏ. Chịu áp lực chỉ trích, uRADMonitor sau đó đăng tuyên bố từ chối trách nhiệm trên trang web của mình.
Những tin đồn về một sự cố hạt nhân là một vấn đề khá nghiêm trọng, do đó các cơ quan nhà nước các nước liên quan không lên tiếng về thông tin này. Vì bất kỳ phản ứng chính thức nào cũng chỉ "thêm dầu vào lửa" cho những tin đồn và lá cải.