Tổng thống Đức cùng đoàn doanh nghiệp hàng đầu tới Việt Nam

Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier cùng một phái đoàn doanh nghiệp hàng đầu chính thức bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Việt Nam vào 23/1…

Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier và phu nhân (Ảnh: VnExpress)
Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier và phu nhân (Ảnh: VnExpress)

Một phái đoàn doanh nghiệp Đức, bao gồm các công ty hàng đầu về máy đường hầm, trang trại gió và vật tư công nghiệp, tham gia cùng Tổng thống Frank-Walter Steinmeier và phu nhân trong chuyến thăm Việt Nam vào 23/1.

Nhiều chuyên gia đánh giá, động thái này được diễn ra khi chính phủ Berlin tìm cách thúc đẩy các chiến lược giảm thiểu rủi ro với Trung Quốc.

Tại chuyến thăm, Tổng thống Frank-Walter Steinmeier và Bộ trưởng Lao động Đức Hubertus Heil dự kiến sẽ ký kết với các đối tác Việt Nam một bản ghi nhớ về dịch chuyển lao động có tay nghề nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa lao động Việt Nam sang Đức.

Trong số các công ty tham gia sứ mệnh kinh doanh cùng phái đoàn còn có Herrenknecht, công ty thống trị thị trường toàn cầu về máy khoan hầm. Doanh nghiệp này đã bán các công cụ phục vụ việc xây dựng tàu điện ngầm ở Thành phố Hồ Chí Minh và Việt Nam hiện đang có kế hoạch mở rộng hệ thống đường sắt và tàu điện ngầm.

Nhà phát triển trang trại điện gió PNE AG, cũng là thành viên của phái đoàn, có thể cũng đang cố gắng khai thác chiến lược mở rộng lĩnh vực gió ngoài khơi của Việt Nam, bất chấp một số sự chậm trễ trước đây.

Công ty đa quốc gia vật liệu xây dựng Knauf Gips KG và nhà cung cấp ngành ô tô Tesa nằm trong số những doanh nghiệp tham gia khác. Cả hai đều đã có hoạt động tại Việt Nam.

Florian Feyerabend, đại diện tại Việt Nam của Quỹ Konrad Adenauer của Đức, một tổ chức nghiên cứu cho biết, chuyến thăm nhấn mạnh sự quan tâm của Đức trong việc nhìn xa hơn hoạt động sản xuất ra ngoài Trung Quốc và đa dạng hóa quan hệ kinh tế.

Ông cũng chia sẻ thêm, thỏa thuận lao động dự kiến là một phần trong chiến lược tuyển dụng lao động có tay nghề từ nước ngoài của Đức, đồng thời lưu ý rằng trong những năm 1980, hàng nghìn công nhân Việt Nam đã chuyển đến khu vực Đông Đức để sinh sống và làm việc.

Theo phòng thương mại Đức tại Việt Nam, các công ty Đức đã đầu tư hơn 3 tỷ USD vào Việt Nam - trung tâm sản xuất của Đông Nam Á - trong đó gã khổng lồ ô tô Bosch là nhà đầu tư chính.

Trong một dấu hiệu cho thấy sự quan tâm ngày càng tăng của Berlin đối với Việt Nam, chuyến thăm của Tổng thống Frank-Walter Steinmeier diễn ra sau chuyến thăm Hà Nội của Thủ tướng Đức Olaf Scholz vào tháng 11/2022, chuyến thăm đầu tiên của một nhà lãnh đạo Đức sau hơn một thập kỷ.

Sau cuộc gặp với các nhà lãnh đạo chính phủ tại Hà Nội, Tổng thống Steinmeier sẽ tới thăm Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh doanh của cả nước vào thứ Tư.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...