Tổng thống Trump mới hắng giọng, nhiều ông lớn Nhật vội hứa rót “tiền to” vào doanh nghiệp Mỹ

Mới đây, Nippon Steel và SoftBank của Nhật Bản đều đưa ra cam kết đầu tư hàng chục tỷ USD vào các doanh nghiệp Mỹ, đồng thời thúc đẩy hợp tác chiến lược trong cả lĩnh vực công nghiệp và công nghệ…

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba tại buổi họp báo ngày 7/2 tại Washington (Mỹ)
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba tại buổi họp báo ngày 7/2 tại Washington (Mỹ)

Trong một cuộc họp báo chung cùng Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba hôm 7/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Nippon Steel của Nhật Bản sẽ đầu tư hàng tỷ USD vào U.S. Steel thay vì mua lại công ty này.

Thủ tướng Ishiba xác nhận thông tin và lưu ý rằng Nhật Bản sẽ không chỉ rót vốn mà còn hỗ trợ công nghệ giúp U.S. Steel sản xuất các sản phẩm chất lượng cao tại Mỹ.

“Tất nhiên, đây không phải là thỏa thuận một chiều. Nó sẽ có tính đối ứng, mang lại lợi ích cho cả hai bên”, ông Shigeru Ishiba nhấn mạnh.

Trước đó, cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chặn thương vụ mua lại U.S. Steel trị giá 14,9 tỷ USD của Nippon Steel vào đầu tháng 1/2025, viện dẫn lý do an ninh quốc gia.

U.S. Steel và Nippon Steel sau đó đã đệ đơn lên tòa án liên bang yêu cầu hủy bỏ quyết định của ông Biden, cáo buộc ông có hành động vi hiến (vi phạm Hiến pháp).

Trên thực tế, Tổng thống Donald Trump cũng phản đối thoả thuận này dù U.S. Steel từng vận động ông xem xét lại quyết định của người tiền nhiệm. Giám đốc điều hành U.S. Steel David Burritt đã có cuộc gặp riêng với ông Trump tại Nhà Trắng vào hôm 6/2.

Trong khi đó, Cleveland-Cliffs - đối thủ của Nippon Steel - cũng đang tìm cách thâu tóm U.S. Steel. Một số nguồn tin tiết lộ với CNBC rằng Cleveland-Cliffs chọn hợp tác với Nucor để đưa ra đề nghị mua lại U.S. Steel với mức giá cao hơn của Nippon Steel.

Hiện vẫn chưa rõ liệu các động thái mới đây từ chính phủ Mỹ và Nhật Bản sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến các lời đề nghị mua lại U.S. Steel trong tương lai.

Cùng trong ngày 7/2, một “ông lớn” khác của Nhật Bản là SoftBank cũng đang tiến gần đến việc hoàn tất thoả thuận đầu tư trị giá 40 tỷ USD vào công ty công nghệ trí tuệ nhân tạo Mỹ OpenAI.

SoftBank sẽ giải ngân khoản tiền này trong vòng 12 đến 24 tháng tới, với khoản thanh toán đầu tiên có thể diễn ra ngay trong mùa xuân năm nay, theo CNBC đưa tin. SoftBank cũng có quyền kêu gọi đầu tư thêm 10 tỷ USD từ các đối tác khác.

Như vậy, khoản đầu tư mới này sẽ giúp SoftBank vượt qua Microsoft để trở thành nhà đầu tư lớn nhất của OpenAI.

Một phần số tiền dự kiến sẽ được dùng để hỗ trợ dự án Stargate, trích dẫn các nguồn tin có hiểu biết về vấn đề. Stargate là liên doanh giữa SoftBank, OpenAI và Oracle, được Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố vào tháng 1/2025. Kế hoạch này kêu gọi đầu tư hàng tỷ USD vào hạ tầng trí tuệ nhân tạo (AI) tại Mỹ.

Vòng huy động vốn mới diễn ra ngay sau khi SoftBank cam kết chi 3 tỷ USD mỗi năm để sử dụng công nghệ của OpenAI cho chính mình và các công ty con, bao gồm hãng thiết kế chip Arm Holdings của Anh. Ngoài ra, SoftBank và OpenAI cũng công bố một liên doanh mang tên “SB OpenAI Japan” nhằm mục tiêu đưa công nghệ AI của OpenAI đến với các doanh nghiệp Nhật Bản.

Xem thêm

Amazon rót thêm 4 tỷ USD vào đối thủ lớn nhất của OpenAI

Amazon rót thêm 4 tỷ USD vào đối thủ lớn nhất của OpenAI

Amazon vừa công bố thêm khoản đầu tư 4 tỷ USD vào Anthropic, nâng tổng số vốn rót vào startup AI này lên đến 8 tỷ USD. Mối quan hệ hợp tác đánh dấu bước tiến mới trong "cuộc đua AI" với mục tiêu dẫn đầu thị trường công nghệ đầy tiềm năng này...

Có thể bạn quan tâm

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...

Lửa chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã lan đến Phố Tàu New York

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Lửa lan tới "Phố Tàu" New York

Tuần trước, một gói bánh gạo tại cửa hàng tạp hóa Sun Vin trên phố Mulberry ở khu phố Tàu của New York có giá 4,99 USD. Nhưng sự leo thang của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã khiến các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đắt đỏ hơn nhiều. Hiện tại, loại bánh quy này có mức giá mới: 6,99 USD...