Tony Hsieh: Hình mẫu truyền cảm hứng "kỳ lạ" của giới khởi nghiệp

Có rất nhiều lý do khiến người khác nhớ đến Tony Hsieh - người truyền nhiều cảm hứng cho giới khởi nghiêp. Một trong số các lý do đó chính là sự khác biệt, được hình thành từ nhiều khía cạnh trong con người của vị CEO tài năng nhưng bạc mệnh này.
Tony Hsieh: Hình mẫu truyền cảm hứng "kỳ lạ" của giới khởi nghiệp

Tony có vai trò lớn trong việc đưa Zappos trở thành công ty trị giá 1,2 tỷ USD được Amazon mua lại. Vị CEO còn nổi tiếng trước đó với thương vụ LinkExchange được Microsoft mua lại với giá 265 triệu USD - lúc đó, Hsieh chưa đầy 25 tuổi.

Tony Hsieh cũng là người có công rất lớn khi tạo cảm hứng cho giới khởi nghiệp của thành phố Las Vegas, nơi Zappos đặt trụ sở chính và trở thành nhà lãnh đạo mang tầm biểu tưởng trong lĩnh vực kinh doanh và khởi nghiệp, trở thành hình mẫu truyềm cảm hứng cho rất nhiều người, bắt đầu với việc xuất bản cuốn sách “Mang đến Hạnh phúc”.

Tony luôn khẳng định, "tôi coi trọng trải nghiệm hơn mọi thứ" và đó cũng chính là “kim chỉ nam” khi vị CEO này tuyển dụng nhân viên cho Zappos.

“Tôi muốn nói về “The Offer” (một lời đề nghị _PV). Đây giống như một lời nhắc nhở hơn là một chính sách tuyển dụng nhân sự để nói rằng, cuộc sống rất ngắn ngủi, hãy tìm lấy cơ hội để nắm bắt và tìm ra được những cuộc gọi thực sự có ý nghĩa”, Hsieh từng chia sẻ.

Bất kỳ ai đã từng tiếp xúc với Tony, từ nhân viên cho đối tác hay  những người bạn đều cho rằng, trong Tony có một nguồn năng lượng mạnh mẽ và kỳ lạ. Thứ năng lượng đó tạo nên những suy nghĩ, hành động đầy ngẫu hứng, đầy màu sắc nhưng rất giá trị cho công ty. Đó chính là một phần lý do tạo nên một Zappos lớn mạnh như hiện nay.

Sau đây là 7 câu nói truyển cảm hứng của vị CEO tài năng này: 

1. “Có sự khác biệt lớn giữa động lực và cảm hứng: Hãy truyền cảm hứng thông qua những giá trị và động lực sẽ tự hình thành". 

2. "Hãy tận hưởng. Trò chơi sẽ trở nên thú vị hơn nếu bạn cố gắng làm mọi thứ thay vì chỉ kiếm tiền". 

3. "Với mỗi cá nhân, tính cách quyết định vận mệnh. Với mỗi một tổ chức, văn hoá mới là yếu tố quyết định". 

4. "Chúng tôi tin rằng, nếu bạn tạo ra được một văn hóa tốt, thì mọi thứ khác, như là dịch vụ khách hàng hay xây dựng thương hiệu hay trao quyền cho nhân viên, sẽ đến một cách tự nhiên". 

5. "Đừng tự mãn. Đừng khoe mẽ. Luôn có một ai đó giỏi hơn bạn". 

6. "Mọi người có thể không nhớ chính xác những vị bạn đã làm hay đã nói nhưng lại nhớ cụ thể những gì bạn đã làm với họ. Điều đó mới là điều có giá trị nhất". 

7. "Nếu bạn đã từng tiếp xúc với một con lạc đà alpaca, thì bạn sẽ biết bạn không bao giờ có thể nhịn được cười".

Nguồn: CNN, ICN, Entrepremeur

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...