Toshiba có thể thua lỗ kỷ lục 8,3 tỷ USD trong tài khóa 2017

Tập đoàn điện tử Toshiba của Nhật Bản dự báo tập đoàn này có khả năng lỗ ròng ở mức cao kỷ lục 950 tỷ yen (8,3 tỷ USD) trong tài khóa 2016 (vừa kết thúc vào tháng 3/2017).
Toshiba có thể thua lỗ kỷ lục 8,3 tỷ USD trong tài khóa 2017

Trong thông báo ngày 15/5, Toshiba cho biết mức thua lỗ này cao gần gấp đôi so với mức 460 tỷ yen (4,1 tỷ USD) trong tài khóa 2015.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là mức dự báo, bởi kết quả này hiện vẫn chưa được các kiểm toán viên công nhận do những nghi vấn xung quanh việc Toshiba mua lại công ty hạt nhân CB&I Stone & Webster của Mỹ.

CB&I Stone & Webster là công ty năng lượng hạt nhân có trụ sở tại Mỹ. Công ty này được thành lập hồi năm 2013 và đã được công ty Westinghouse mua lại vào tháng 1/2016.

Trước đó, Toshiba đã "thâu tóm" Westinghouse hồi năm 2006. Tuy nhiên, mới đây Westinghouse đã đệ đơn xin bảo hộ phá sản. Chủ tịch Toshiba, Satoshi Tsunakawa nhận định chiến lược phát triển Westinghouse của tập đoàn này là một sai lầm và cho biết sẽ không tiếp tục đầu tư vào các dự án hạt nhân.

"Toshiba đang muốn nhượng lại mảng kinh doanh vi mạch máy tính để tăng ngân sách. Tuy nhiên, tập đoàn này lại vướng vào vụ tranh chấp với đối tác liên doanh Mỹ Western Digital, vốn yêu cầu Toshiba không được bán mảng này cho các công ty khác theo một thỏa thuận được hai bên ký kết.

Các chi phí trong ngành công nghiệp hạt nhân đã tăng vọt kể từ sau trận động đất và sóng thần hồi tháng 3/2011 tại Đông Bắc Nhật Bản, dẫn đến sự cố tại 3 lò phản ứng hạt nhân ở nhà máy điện Dai-ichi ở thành phố Fukushima.

Nhà chức trách Nhật Bản đã yêu cầu các công ty hạt nhân thực hiện các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt hơn trong việc vận hành hoặc xây dựng các lò phản ứng.

>> Toshiba tiếp tục hoãn công bố báo cáo tài chính

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...