Trực thăng tấn công Nga – Mỹ cùng trong đội hình chiến đấu ở Ai Cập

Lần đầu tiên các trực thăng tấn công Kamov Ka-52 Nga và AH-64D Apache cùng đội hình chiến đấu trong cuộc diễn tập đổ bộ của Lực lượng Hải quân Ai Cập ở Địa Trung Hải.

Tạp chí Scramble đăng một số bức ảnh cho thấy, các trực thăng Ka-52 và AH-64D Apache của Không quân Ai Cập cũng xuất hiện trên boong tàu ENS Gamal Abdel Nasser (L1010), tàu đổ bộ trực thăng (LHD) thuộc lớp Mistral của Pháp. Đây cũng là lần đầu tiên cả hai loại máy bay trực thăng này cùng được sử dụng trên LHD.

Trực thăng tấn công Kamov Ka-52 Nga và AH-64D Apache trên tàu đổ bộ trực thăng Mistral. Ảnh Defense Blog

Năm 2015 Ai Cập ký hợp đồng với Rosoboronexport mua 46 chiếc trực thăng chiến đấu Ka-52, và là khách hàng nước ngoài đầu tiên của loại máy bay trực thăng này. Từ tháng 07.2017 Nga đã thực hiện giao hàng cho Ai Cập phiên bản xuất khẩu trực thăng Ka-52.

Nhà cung cấp vũ khí trang bị Rosoboronexport đang tiến hành các cuộc đàm phán với Ai Cập để xuất khẩu thêm một lô trực thăng Ka-52K, được trang bị theo thiết kế ban đầu dành cho hai tàu đổ bộ trực thăng LHD Mistral của Ai Cập.

Tháng 10.2015, Ai Cập ký một hợp đồng với Hiệp hội đóng tàu Pháp DCNS (nay là Tập đoàn Hải quân) để mua lại hai tàu đổ bộ trực thăng hạng nặng lớp Mistral, được đóng tại Pháp dành cho Nga. Nhưng tháng 08.2014, Liên minh châu Âu áp dụng lệnh trừng phạt với Nga và Pháp không giao các chiến hạm này theo hợp đồng năm 2011.

Hợp đồng cung cấp các tàu đổ bộ này, được đóng tại xưởng đóng tàu STX France ở Saint-Nazaire bị Nga và Pháp chính thức vô hiệu hóa ngày 05.08.2015. Ngày 23.08.2015, Ai Cập ký một thỏa thuận với Pháp mua lại các LHD Mistral. Giá trị thực tế của hợp đồng mua hai tàu đổ bộ lớp Mistral là 950 triệu euro, nhiều nguồn tin cho rằng Ả rập Xê út đã cung cấp nguồn kinh phí.

Chiếc đầu tiên trong số hai tàu đổ bộ Mistral là tàu L 1010 Gamal Abdel Nasser (tên ban đầu của Nga là Vladivostok) đã được chuyển cho Hải quân Ai Cập ở Saint-Nazaire vào ngày 2 tháng 6 năm 2016 và đến Alexandria vào ngày 23 tháng 6 năm 2016. Tàu thứ hai L 1020 Anwar al -Sadat (tên ban đầu của Nga là Sevastopol) được chuyển đến Ai Cập ngày 16.09.2016, cập cảng Alexandria ngày 01.10.2016.

Trước đó, năm 1995, Không quân Ai Cập đã mua 36 trực thăng AH-64A Apache của Mỹ. Những chiếc Apaches này được chuyển giao cùng hệ thống điện tử hàng không tương tự như các máy bay Mỹ, ngoại trừ thiết bị vô tuyến do Ai Cập sản xuất. 

Năm 2000, Boeing tuyên bố quyết định nâng cấp các máy bay Apache của Ai Cập lên cấu hình AH-64D, ngoại trừ radar Longbow, do bị chính phủ Mỹ từ chối. Ai Cập cũng đặt hàng thêm 12 Apaches AH-64D Block II với radar Longbow trong chương trình Xuất khẩu quân sự nước ngoài (Foreign Military Sale) của Mỹ năm 2009.

Tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral của Ai Cập. Video New China TV

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...