Trung Quốc bị World Bank cắt giảm dự báo tăng trưởng vì COVID-19 và khủng hoảng bất động sản

World Bank đã hạ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới phải vật lộn với cuộc khủng hoảng bất động sản và cách tiếp cận không khoan nhượng của chính phủ đối với COVID-19 .
Trung Quốc bị World Bank cắt giảm dự báo tăng trưởng vì COVID-19 và khủng hoảng bất động sản

World Bank (WB) cho biết trong đánh giá mới nhất về các nền kinh tế đang phát triển ở Đông Á - Thái Bình Dương, ​​Trung Quốc sẽ chỉ tăng trưởng 2,8% vào năm 2022. Con số này giảm so với mức 4,3% dự báo vào tháng 6. Con số WB đưa ra thấp hơn so với Quỹ Tiền tệ Quốc tế, dự báo tăng trưởng 3,3% và một số dự báo của khu vực tư nhân từ các ngân hàng, bao gồm Goldman Sachs Group và Standard Chartered.

"Thành công của Trung Quốc trong việc ngăn chặn chặn COVID-19 đi kèm với một chi phí kinh tế đáng kể", WB cho biết trong một báo cáo được công bố hôm thứ Hai. Đồng thời WB cũng nhấn mạnh sức ảnh hưởng từ cuộc suy thoái bất động sản nghiêm trọng, với doanh số bán hàng, giá cả và hoạt động xây dựng đều giảm do các chủ đầu tư phải vật lộn với các khoản nợ lớn và người tiêu dùng mất niềm tin vào một thị trường bị cản trở bởi các dự án chưa hoàn thành.

Trước đó Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tuần trước đã cắt giảm dự báo tăng trưởng của Trung Quốc năm 2022 xuống còn 3,3% từ mức 5% trong tháng Tư. Các tổ chức tài chính bao gồm Goldman Sachs, Nomura và S&P Global Ratings trong những ngày gần đây cũng đã cắt giảm dự báo tăng trưởng trong năm tới, với lý do bối cảnh toàn cầu đang u ám và khả năng Trung Quốc  vẫn sẽ duy trì chính sách Zero COVID của mình trong năm tới.

Trong toàn khu vực Đông Á – Thái Bình Dương (ngoại trừ Trung Quốc) dự kiến ​​sẽ tăng trưởng 5,3%, tăng mạnh so với mức 2,6% được ghi nhận vào năm 2021. Việt Nam được dự báo sẽ tăng 7,2%; Philippines, 6,5%; Malaysia, 6,4%; và Indonesia, 5,1%.

Aaditya Mattoo, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, cho biết trong một cuộc phỏng vấn: “Trong khu vực, chúng tôi nhận thấy sự đảo ngược vai trò và đề cập đến việc Trung Quốc đang tụt hậu so với các nền kinh tế khác trong khu vực mà nước này thường thúc đẩy tăng trưởng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?