Chiếc UCAV trong bức ảnh được xác định là máy bay không người lái Wing Loong II của Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô (CAIG), Trung Quốc.
Wing Loong II có khả năng bay liên tục hơn 20 giờ, mang tới 12 tên lửa có điều khiển không đối đất. UCAV chụp trong ảnh trang bị 8 tên lửa có điều khiển LJ-7. LJ-7 là phiên bản xuất khẩu của tên lửa HJ-10 dẫn đường laser bán chủ động. Tên lửa có tầm bắn tới 7km và đầu đạn chống tăng có khả năng xuyên thủng gần 1,4 m giáp đồng chất.
Tên lửa chống tăng có điều khiển LJ-7, trang bị cho UCAV Wing Loong II của tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô. Ảnh South Front
UAE là quốc gia khách hàng mua sắm các UCAV của Trung Quốc từ năm 2017.
Tháng 04.2019, tài khoản Twitter Arnaud Delalande cho biết, Quân đội Quốc gia Libya (LNA) sử dụng tên lửa LJ-7 tấn công các lực lượng dân quân của Chính phủ Hiệp thương Quốc gia Libya (GNA). Nhiều quan sát viên chiến tranh Libya cho rằng, lực lượng LNA được UAE hỗ trợ trong các cuộc không kích vào chiến tuyến của GNA ở Tripoli.
Không quân UAE có một đơn vị lớn đồn trú trong căn cứ không quân al-Khadim phía tây Libya. Trước đó 3 năm, IHS Jane's đã đăng tải một bài viết cho biết trong căn cứ không quân này có sáu máy bay cường kích hạng nhẹ IOMAX AT-802i BPA, hai máy bay trực thăng Sikorsky UH-60 Black Hawk và hai chiếc UCAV.
Ảnh của Boone khẳng định các UCAV Wing Loong II đang hoạt động trên không phận Libya. Không có tuyên bố hoặc bằng chứng nào khẳng định, quân đội UAE thực sự đang điều khiển UCAV xuất xứ từ Trung Quốc này. Nhưng điều đó hoàn toàn có thể vì LNA không thể mua được UCAV Wing Loong II và UAE thì đang hiện diện ở Libya trong vai trò lực lượng chính ủng hộ LNA.