Trung Quốc phản ứng về khả năng Hoa Kỳ triển khai tên lửa tầm trung ở châu Á

Trung Quốc sẽ có các biện pháp đối phó nếu Hoa Kỳ triển khai tên lửa tầm trung ở châu Á, một quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết vào sáng nay.
Trung Quốc phản ứng về khả năng Hoa Kỳ triển khai tên lửa tầm trung ở châu Á

Fu Cong, người đứng đầu bộ phận kiểm soát vũ khí thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã đưa ra một bình luận trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh về ý định triển khai thử nghiệm tên lửa tầm trung ở châu Á. Ông cảnh cáo rằng nêú Hoa Kỳ tiếp tục với ý định này, Trung Quốc sẽ buộc phải phản ứng lại với các biện pháp đối phó cứng rắn.

Ông Mark Esper, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, cho biết cách đây hai ngày rằng Lầu Năm Góc đãng xem xét việc triển khai các tên lửa tầm trung ở châu Á sau khi Mỹ rút hỏi hiệp ước kiểm soát vũ khí INF. Phát biểu trên đường tới Úc, ông Mark Esper cho biết ông muốn triển khai các loại tên lửa thông thường (phi hạt nhân) trên đất châu Á càng sớm càng tốt. “Tôi mong việc này sẽ được triển khai trong vài tháng tới. Tuy nhiên, những vấn đề như thế này thường sẽ mất nhiều thời gian hơn bạn nghĩ.” Ông cũng nói thêm với các phóng viên rằng Bắc Kinh không nên ngạc nhiên với việc này bởi 80% tên lửa mà Trung Quốc triển khai đều được xếp vào loại vũ khí tầm trung.

Mike Green, cựu cố vấn của Nhà Trắng cho cựu TT George W Bush, nói rằng các đồng minh của Hoa Kỳ tại châu Á sẽ có những phản ứng tích cực hơn là đồng minh NATO như khi Mỹ đặt tên lửa tầm trung vào châu Âu trong những năm 1980. “Các chuyên gia an ninh Nhật Bản và Hàn Quốc đã nói chuyện trực tiếp với chính phủ Hoa Kỳ về các vấn đề này,” trích lời ông Mike Green, hiện đang làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc Tế. “Điều đó không có nghĩa là việc này sẽ dễ dàng về mặt chính trị - chắc chắn sẽ có rất nhiều phản đối, nhưng với chính sách ngoại giao khéo léo và liên minh, chính trị có thể được thu xếp”.

Nhiều chuyên gia kiểm soát vũ khí phản đối việc thúc đẩy đưa tên lửa vào châu Á, nói rằng động thái này sẽ chỉ khiến Trung Quốc phát triển thêm vũ khí và thúc đẩy một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực. “Mặc cho sự nhiệt tình của ông Mark Esper, nhưng một thực tế lạnh lùng và rõ ràng rằng chẳng có một nhu cầu quân sự cần thiết nào đối với những loại vũ khí đó; không có uỷ quyền của Quốc hội, không có đồng minh sẵn sàng tiếp nhận và mọi cơ hội Trung Quốc sẽ phản pháo với nhiều tên lửa của riêng họ,” – Daryl Kimball, giám đốc điều hành Hiệp hội Kiểm soát vũ khí bình luận.

“Đội ngũ của TT Trump đang theo đuổi một chiến lược tạo ra điều kiện cho cuộc chạy đua vũ trang nguy hiểm, chứ không phải kiểm soát vũ khí, với Trung Quốc.”

Tổng hợp
Nguồn: Reuters, Financial Times

Có thể bạn quan tâm

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã đưa ra tuyên bố về việc nhiều quốc gia sẽ phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu cao theo hình thức "áp thuế đồng loạt", có hiệu lực từ ngày 1/8 tới...

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…