Trung Quốc: “Siêu chu kỳ” tăng trưởng đã chấm dứt?

Trung Quốc đặt mục tiêu phát triển kinh tế lên số 1 và cho tới nay, sau một giai đoạn phát triển, chính sách ấy đã lộ ra những sai lầm, tạo ra một bong bóng lớn trên thị trường bất động sản, khiến các địa phương phải gánh hàng đống nợ nần và không thể chuyển đổi cơ chế khỏi sự phụ thuộc quá mức vào đầu tư...

Ông Tập Cận Bình đã quyết tâm đẩy mạnh an ninh quốc gia đối với nền kinh tế. Không chỉ là làm giàu, mục tiêu của Trung Quốc là biến sức mạnh kinh tế thành sức mạnh quốc gia. Kết quả là cả những ưu tiên và hành vi của chính phủ đều đã thay đổi. Trong quá khứ, bất cứ khi nào có vẻ như một cuộc suy thoái sắp xảy ra, chính quyền đều tìm cách giải cứu. Nhưng trước nguy cơ bong bóng bất động sản hiện tại, Chính phủ đã không có những động thái giải cứu một cách rõ ràng nào. Sự tăng trưởng bùng nổ mà các chuyên gia từng kỳ vọng từ Trung Quốc cũng sẽ không quay trở lại.

Đối với tất cả mọi người từ nông dân Mỹ đến các công ty dược phẩm, điều này có nghĩa là nhu cầu bị thu hẹp và chuỗi cung ứng không ổn định. Đối với các nhà hoạch định chính sách, điều đó có nghĩa là một Trung Quốc khó xoa dịu hơn khi xung đột nảy sinh. Đối với phần còn lại của thế giới, điều đó đồng nghĩa với một thế giới bấp bênh hơn.

MỘT NỀN KINH TẾ “NGHIỆN TÍN DỤNG”

Nền kinh tế Trung Quốc đã phải gánh chịu sức nặng của các vấn đề cơ cấu trong gần một thập kỷ nay, kể từ khi chính sách phong tỏa do Covid-19 kết thúc, mô hình tăng trưởng của nước này đã thực sự bị phá vỡ. Bất chấp việc Bắc Kinh tuyên bố rằng, giống như các nền kinh tế khác đang hồi phục sau đại dịch, Trung Quốc sẽ kịp thời khôi phục mô hình tăng trưởng bình thường, thay vào đó, có vẻ như nền kinh tế Trung Quốc đang tụt lại phía sau.

Hãy bắt đầu với thị trường bất động sản, tầm quan trọng của nó là không thể bàn cãi với những con số tăng trưởng ấn tượng của kinh tế Trung Quốc thời gian trước. Không chỉ là nguồn tài sản lớn nhất của các hộ gia đình Trung Quốc, bất động sản còn là cơ chế tài trợ cho chính quyền địa phương.

Thay vì đánh thuế tài sản, các chính quyền thành phố bán những vùng đất rộng lớn cho các nhà phát triển bất động sản và sau đó sử dụng số tiền thu được cho các dịch vụ xã hội cơ bản như sửa đường và trả lương hưu. Các thành phố như Thượng Hải và Bắc Kinh nhận được nhiều sự chú ý nhưng chỉ chiếm một phần nhỏ trên thị trường bất động sản. Các công ty bất động sản xây dựng nhiều nhất ở các thành phố hạng ba, nơi người dân không giàu có. Đây là nơi bạn sẽ tìm thấy những “thành phố ma” đang tồn tại khá nhiều trên khắp lãnh thổ Trung Quốc.

Trong nhiều năm, rõ ràng là thị trường bất động sản Trung Quốc đang gặp khó khăn. Theo ước tính của các chuyên gia, Trung Quốc có dân số 1,4 tỷ người nhưng các doanh nghiệp (với sự đua tranh giành miếng bánh) đã xây dựng nhà ở cho dân số 3 tỷ người. Nhiều dự án phát triển lớn đã trở thành tượng đài trống rỗng cho khát vọng tăng trưởng đã trở thành một nỗi ám ảnh. Ở Thẩm Dương, không khó để bắt gặp cảnh các nông dân tận dụng những khu biệt thự trống để chăn thả gia súc.

Trước những nguy cơ về bong bóng bất động sản, chính quyền Trung Quốc đã nhiều lần cố gắng hạn chế tín dụng vốn đang gây ra bong bóng. Nhưng vì bất động sản đóng vai trò quan trọng như một cơ chế tài trợ của chính phủ nên họ phải tiếp tục xây dựng, bất chấp những rắc rối này. Chính quyền không muốn thay đổi cách chính quyền địa phương tự cấp vốn hoặc để tài chính hộ gia đình Trung Quốc sụp đổ nên không thể để giá giảm. Vì thế, “chứng nghiện tín dụng” không thể chữa được.

Nhưng hệ thống này, được hỗ trợ bởi hoạt động đầu cơ và kiếm tiền dễ dàng, đang bắt đầu sụp đổ. Country Garden, nhà phát triển bất động sản lớn nhất Trung Quốc, đang trên bờ vực phá sản. Xu Jiayin, chủ tịch của Evergrande, một gã khổng lồ bất động sản khác, đã bị chính quyền bắt giữ. Các tỉnh thiếu tiền đang buộc phải yêu cầu các gói cứu trợ - điều mà chính phủ trung ương không muốn cung cấp - và bán những tài sản mà chính quyền địa phương cho rằng không có tính thanh khoản. Khu vực ngân hàng vốn đóng vai trò là xương sống cho sự bùng nổ bất động sản, cũng đang chịu rất nhiều áp lực.

Charlene Chu, giám đốc điều hành và nhà phân tích cấp cao tại Autonomous Research, chia sẻ: “Chúng tôi chưa từng rơi vào tình huống có quá nhiều chủ đầu tư vỡ nợ và người tiêu dùng thì đang ngồi chờ DN vỡ nợ để có cơ hội mua được những căn nhà giá rẻ hơn”. “Trước đây họ nghĩ, ‘Giá đang tăng quá nhanh, tôi cần phải tham gia” Bây giờ giá đang giảm và nhu cầu mua đã biến mất nên họ đang chờ đợi.”

Dữ liệu do chính quyền Trung Quốc công bố cho thấy mức giảm giá tương đối khiêm tốn. Nhưng theo Bloomberg, giá nhà giảm 15% ở các đô thị như Thâm Quyến và Thượng Hải. Đặc biệt, ở các thành phố cấp hai và cấp ba, giá nhà đã giảm tới 50%. Charlene Chu cho biết: “80% tổng doanh số bán hàng theo khu vực là ở các thành phố cấp 3 trở xuống”, đồng thời cho biết thêm rằng nhiều nơi trong số này đang phải đối mặt với các vấn đề cơ cấu lâu dài. “Nếu thị trường các khu vực này không phục hồi lại thì toàn bộ thị trường cũng không có cơ hội”.

NHỮNG “ĐÁM CHÁY NHỎ” KHẮP NƠI

Lĩnh vực bất động sản là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy ngôi sao kinh tế Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn đến mức nào. Thế nhưng, đó chưa phải là điều tệ nhất, các lĩnh vực quan trọng khác của nền kinh tế cũng đang tỏ ra căng thẳng. Trong khi phần còn lại của thế giới đang chống chọi với lạm phát thì Trung Quốc vẫn đang trong tình trạng giảm phát. CPI tháng 8/2023 đạt 0,1%, tăng từ mức âm 0,3% của tháng trước, cho thấy tổng thể nhu cầu trong nước thiếu hụt. Xuất khẩu - chiếm 40% tăng trưởng GDP của cả nước - đạt mức thấp nhất trong ba năm vào tháng 7/2023, giảm 14% so với cùng kỳ năm trước. Số liệu xuất khẩu tháng 8 cho thấy một số cải thiện nhưng vẫn giảm 8,8% so với năm trước.

Nhìn chung, Autonomous dự đoán xuất khẩu của Trung Quốc sẽ giảm 8% so với năm ngoái. Charlene Chu - người được mệnh danh là "ngôi sao nhạc rock" trong lĩnh vực phân tích nợ Trung Quốc - cho rằng điểm yếu này không chỉ là kết quả của sự suy thoái theo chu kỳ; đó là một phần của sự dịch chuyển chuỗi cung ứng lâu dài hơn do căng thẳng thương mại với châu Âu và Mỹ.

Đây là một xu thế mạnh mẽ không dễ dàng bị đảo ngược. Một khi các tập đoàn đa quốc gia không còn coi Trung Quốc là nguồn tăng trưởng ổn định nữa, họ có thể bắt đầu thay đổi kế hoạch đầu tư. Đồng thời, nỗi lo lắng trong nước về việc việc làm bị thu hẹp có thể thay đổi hành vi tiêu dùng cơ bản đã thúc đẩy sự trỗi dậy của Trung Quốc. Điều này có thể tạo ra một vòng luẩn quẩn, tự củng cố khiến đầu tư không được đầu tư và chi tiêu ở mức thấp.

Chỉ số tăng trưởng mà Autonomous dự báo với Trung Quốc, vào khoảng 3,8% trong cả năm 2023, giảm so với mức dự báo 4,2% ban đầu vào tháng 1 - và tệ hơn so với dự đoán của Autonomous trong thời kỳ Trung Quốc đóng cửa vì Covid-19. Trong khi đó, Chính phủ Trung Quốc đang dự kiến mức tăng trưởng 5%.

Victor Shih, phó giáo sư và giám đốc Trung tâm Trung Quốc thế kỷ 21 tại Đại học California San Diego, khi được hỏi liệu có xảy ra khủng hoảng tài chính ở Trung Quốc hay không, đã cho rằng Trung Quốc “liên tục ở trong tình trạng khó khăn”. "Giống như chính quyền Trung Quốc đang loay hoay, cố gắng kiềm chế mọi cú sốc đối với hệ thống tài chính vì lo ngại bất ổn xã hội. Điều đó có nghĩa là không thể có sự điều chỉnh, nhưng nếu không có sự điều chỉnh thì sẽ không giảm đòn bẩy tài chính, và nếu không có sự điều chỉnh thì những đám cháy nhỏ sẽ ngày càng lan rộng”.

ZOMBIE Ở TRUNG QUỐC

Nền kinh tế đã đặt chính quyền Trung Quốc vào tình thế khó khăn. Có quá nhiều việc phải làm nhưng lại không có đủ tiền và thời gian để làm. Cho phép điều chỉnh thị trường bất động sản, giải cứu chính quyền địa phương, tạo ra cơ chế tài trợ mới cho họ, phát triển mạng lưới an toàn xã hội cho người dân để vượt qua tất cả sự bất ổn này… tất cả đều tốn tiền.

Charlene Chu nói: “Mỗi khi giá bất động sản sụt giảm nghiêm trọng, chính quyền lại coi đó là rủi ro đối với sự ổn định xã hội”.

Thêm vào đó, chính quyền của ông Tập Cận Bình có thể cần phải bảo toàn nguồn lực của mình cho những lo ngại khác sắp xảy ra. Về lâu dài, đó là về nhân khẩu học của Trung Quốc. Với các chính sách của chính phủ như chính sách một con, dân số nước này đang già đi nhanh chóng - và thậm chí bắt đầu giảm vào năm 2022.

Lực lượng lao động sẽ sớm bắt đầu thu hẹp lại: Hiện tại, cứ mỗi người về hưu ở Trung Quốc thì có ba người trưởng thành trong độ tuổi lao động và đến năm 2050, tỷ lệ đó sẽ đạt 1 trên 1 (theo dữ liệu do J Capital Research tổng hợp). Nếu không có sự bùng nổ giá bất động sản hoặc tăng trưởng liên tục, số người về hưu ngày càng tăng sẽ tạo gánh nặng lớn cho mạng lưới an sinh xã hội mỏng manh của Trung Quốc. GDP bình quân đầu người hiện nay là khoảng 12.800 USD.

Khi Nhật Bản bắt đầu gặp khó khăn vào năm 1991 với tình trạng tương tự - dân số già đi, nợ cao ngất ngưởng và tốc độ tăng trưởng chậm lại - GDP bình quân đầu người của nước này đã cao hơn gấp ba lần con số đó, ở mức 41.266 USD tính theo USD ngày nay. Trung Quốc sẽ già đi trước khi giàu có, đặt nhiệm vụ phát triển kinh tế cho ngày càng ít người hơn theo thời gian.

Trừ khi có những kỳ tích, tương lai của nền kinh tế Trung Quốc sẽ không còn giống một chiếc chiếc ô tô điện cao cấp lao về phía trước nữa mà giống như một chiếc xe chạy dầu cũ kỹ, chậm chạp hơn, lại còn xả khỏi ô nhiễm. Bloomberg đưa tin rằng các nhà hoạch định chính sách đang xem xét gói kích thích khiêm tốn trị giá 137 tỷ USD - vừa đủ để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng hàng năm vốn đã tương đối thấp và không có gì cản trở cải cách.

“Có những phần lành mạnh của nền kinh tế, và đan xen nó là những phần zombie cần phải giải quyết”. “Có vẻ như họ không làm điều đó bây giờ, nhưng nó sẽ là lực cản ngày càng lớn hơn đối với tăng trưởng. Tôi nghĩ tốc độ tăng trưởng chậm sẽ gây ra vấn đề việc làm và tháo vốn nghiêm trọng, có thể gây bất ổn chính trị.” Victor Shih nhấn mạnh.

MỘT KỶ NGUYÊN MỚI NGUY HIỂM HƠN

Shih giải thích: “Tất cả các chính sách hiện tại của Trung Quốc đều là ưu tiên chi tiền để tham gia vào cuộc chạy đua về công nghệ và an ninh quốc gia với Mỹ”.

Ước tính của chính phủ Mỹ đối với ngân sách quốc phòng hàng năm của Trung Quốc vào khoảng 700 tỷ USD, cao hơn nhiều so với ước tính của các tổ chức phi chính phủ độc lập là khoảng 290 tỷ USD và chỉ kém mức Mỹ chi cho quốc phòng hàng năm là 800 tỷ USD.

Đứng trước các nguy cơ của Trung Quốc, Miller của China Beige Book lo lắng “Điều lo lắng của chúng tôi không phải là người tiêu dùng Trung Quốc sẽ mua ít hơn. Mà là tất cả các chuỗi cung ứng toàn cầu đều nằm trong các ngành công nghiệp như dược phẩm và công nghệ xanh. Các tập đoàn đa quốc gia không chỉ không chắc chắn về hướng đi tiếp theo mà còn rất mơ hồ về việc Trung Quốc tác động đến một số chuỗi cung ứng ở đâu’. “Không chỉ là chúng tôi gặp vấn đề, mà là chúng tôi thậm chí còn không biết vấn đề đó lớn đến mức nào” ông nói:

Trung Quốc chưa bao giờ là nước tiêu thụ lớn hàng nhập khẩu của Mỹ, nhưng một số lĩnh vực nhất định sẽ bị tổn thương. Nền kinh tế Trung Quốc đang suy thoái sẽ làm giảm nhu cầu đối với các mặt hàng như hạt có dầu và ngũ cốc, khiến nông dân Mỹ thiệt hại nặng nề. Nó cũng sẽ ăn vào lợi nhuận DN của các công ty như Nike và Starbucks đã đặt cược lớn vào người tiêu dùng Trung Quốc. Những hạn chế của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu công nghệ - được tạo ra để chống lại những lo ngại mới về an ninh quốc gia - đe dọa đến doanh thu hơn 50 tỷ USD mà các nhà sản xuất chip của Mỹ tạo ra khi bán cho Trung Quốc.

Anne Stevenson-Yang, người sáng lập J Capital Research, nói rằng Hoa Kỳ – đặc biệt là trung tâm công nghiệp Trung Tây – không đầu tư vào Trung Quốc vì nhu cầu thị trường. Nó được đầu tư ở đó để gia công hàng hóa cơ khí và lao động. Đối với nền kinh tế Mỹ, Trung Quốc với tư cách là một công xưởng quan trọng hơn nhiều so với Trung Quốc với tư cách là người tiêu dùng. Các công ty sẽ cần phải rà soát chuỗi cung ứng của mình để tìm các lỗ hổng tiềm ẩn và xem xét khả năng tiếp xúc của chúng một cách phù hợp.

Stevenson-Yang giải thích: “Rủi ro lớn nhất là tiền tệ. “Khi các công ty kiếm được nhiều tiền hơn và muốn chuyển tiền sang Mỹ, họ sẽ phải đối mặt với các biện pháp kiểm soát tiền tệ và có thể không rút được USD ra ngoài”.

Đã đến lúc tưởng tượng một tương lai nơi Trung Quốc không trở nên giàu có nhưng có thể vẫn hùng mạnh - xây dựng quân đội và tiếp tục phát triển năng lực công nghệ trong nước. Nhưng có lẽ, siêu chu kỳ kinh tế của Trung Quốc đã kết thúc, đó có thể là chu kỳ mà chúng ta sắp chứng kiến.

Có thể bạn quan tâm