Trước sức ép thương mại toàn cầu, Dow Jones vẫn lập kỷ lục mới lần thứ 14 trong năm

Chỉ số công nghiệp Dow Jones đã tăng phiên thứ 4 liên tiếp vào hôm qua, ghi nhận lần thứ 14 có mức đóng cửa kỷ lục trong năm nay.
Trước sức ép thương mại toàn cầu, Dow Jones vẫn lập kỷ lục mới lần thứ 14 trong năm

Phiên giao dịch ngày thứ ba, chỉ số công nghiệp Dow Jones có phiên tăng thứ 4 liên tiếp và như vậy có phiên lập kỷ lục mới thứ 14 trong năm 2018, tuy nhiên điều này lại diễn ra trong bối cảnh phần lớn cổ phiếu trên thị trường Mỹ giảm điểm do nỗi lo thương mại kéo dài.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Ba, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 122,73 điểm tương đương 0,5% lên 26.773,94 điểm. Trong ngày giao dịch, đã có lúc chỉ số chạm mức 26.824,78 điểm khi cổ phiếu các công ty công nghiệp lên mạnh. Cổ phiếu Catepillar tăng 1,67% còn cổ phiếu Intel tăng 3,55%. 

Tuy nhiên, chỉ số S&P 500 giảm 1,16 điểm xuống 2.923,43 điểm khi mà cổ phiếu các công ty thuộc nhóm ngành tiêu dùng giảm 1,4% còn chỉ số Nasdaq giảm 37,75 điểm tương đương 0,5% xuống 7.999,55 điểm. 

Chỉ số Rusell 2000 của các công ty có giá trị vốn hóa thị trường nhỏ giảm 1,1% xuống 1.654 điểm. 

Sự gia tăng của các cổ phiếu công nghiệp cho thấy một số nhà đầu tư có thể bỏ qua những lo ngại về thương mại dù ngành này có mối tương quan cao với vấn đề thương mại.

Trong ngày thứ hai, thông tin mới công bố cho thấy Mỹ và Canada đã bất ngờ đạt được thỏa thuận nhằm điều chỉnh lại Hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA). 

Tuy nhiên, các quan chức Nhà Trắng đang đặt cược vào khả năng hoàn thành một thỏa thuận thương mại với Mexico và Canada sẽ cho họ thêm “đạn dược” trong trận chiến lớn hơn với Trung Quốc.

Các chuyên gia phân tích của Charles Schwab cho biết trong một báo cáo: “Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ lẫn các thị trường toàn cầu đang trông chờ vào vào thỏa thuận thương mại của Mỹ với Canada sẽ được sửa đổi, vì mối quan hệ Mỹ và Trung Quốc vẫn còn đang gây tranh cãi. Các kỷ lục mới liên tiếp trên thị trường chứng khoán Mỹ, theo quan điểm của chúng tôi, có nghĩa là các nhà đầu tư đã tích cực hơn trong lập trường đầu tư của mình. Tuy nhiên, với kỳ vọng cao, tâm lý nhà đầu tư quá lạc quan, tranh chấp thương mại vẫn hiện hữu, và khả năng một sai lầm tiền tệ có thể khiến chúng ta cần duy trì một lập trường thận trọng hơn. ”

Thương mại vẫn được xem là một yếu tố có thể gây áp lực lên nền kinh tế toàn cầu. Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế Christine Lagarde đã đưa ra một cảnh báo về tăng trưởng toàn cầu có thể chậm lại, và điều đó phần lớn là do ảnh hưởng từ các lo ngại về thương mại. Theo lời bình luận của Lagarde, bà cho rằng có những dấu hiệu cho thấy các nền kinh tế lớn như Mỹ đã bão hòa.

Có thể bạn quan tâm

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…