Tỷ phú Elon Musk tiếp tục thể hiện tham vọng khi chi 30 tỷ đầu tư Internet vệ tinh

Tỷ phú Elon Musk ngày 29/6 thông báo kế hoạch đầu tư tới 30 tỷ USD để phát triển dịch vụ Internet vệ tinh Starlink đầy tham vọng của mình.
Tỷ phú Elon Musk tiếp tục thể hiện tham vọng khi chi 30 tỷ đầu tư Internet vệ tinh

Starlink dự kiến sẽ triển khai hàng nghìn vệ tinh quỹ đạo thấp để cung cấp dịch vụ Internet tốc độ cao cho những khu vực bị cô lập và kết nối yếu.

Phát biểu trực tuyến tại Mobile World Congress, một hội nghị ngành viễn thông đang diễn ra ở Barcelona (Tây Ban Nha), Elon Musk cho hay đến nay, Starlink đã triển khai hơn 1.500 vệ tinh và đến tháng 8/2021, dịch vụ này sẽ phủ sóng ở khắp mọi nơi trên thế giới, ngoại trừ Bắc Cực và Nam Cực.

Starlink hiện đang hoạt động trên hơn 10 quốc gia, và chỉ mới có hơn 69.000 người dùng hoạt động. Theo đó, Starlink sẽ tiếp tục bổ sung các nước mới vào danh sách hoạt động của mình. Theo ông, cần có kết nối ở những nơi không có hoặc ở những nơi rất hạn chế Internet ngay bây giờ".

Elon Musk cho biết Starlink đang bán thiết bị đầu cuối với giá 500 USD, trong khi chi phí sản xuất mất hơn 1.000 USD, vì vậy công ty đang làm việc để phát triển một thiết bị đầu cuối ít tốn kém hơn, có giá vào khoảng 220-250 USD/thiết bị.

Starlink có hai mối quan hệ đối tác với "các công ty viễn thông lớn" và đang thảo luận với một số công ty viễn thông khác để thực hiện mục tiêu trên song không cho biết thêm chi tiết.

Starlink có thể hỗ trợ các công ty viễn thông đáp ứng các yêu cầu kết nối mạng di động 5G siêu nhanh mới, hiện đang được triển khai trên khắp thế giới, ở khu vực nông thôn.

Công ty SpaceX của Elon Musk, điều hành Starlink, đã yêu cầu sự cấp phép từ Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) để triển khai tới 42.000 vệ tinh để cung cấp dịch vụ Internet vệ tinh.

Starlink đang phải đối mặt với sự cạnh tranh từ một số đối thủ trong đó có OneWeb. OneWeb là một công ty truyền thông vệ tinh băng thông rộng được một nhóm nhà đầu tư gồm Chính phủ Anh và Bharti Global do Sunil Mittal đứng đầu và công ty con Kuiper của Amazon mua lại.

Theo GSMA, nhà tổ chức hội nghị ngành viễn thông hàng năm, vào cuối năm 2020, khoảng 5,2 tỷ người, tương đương 67% dân số toàn cầu, đã đăng ký dịch vụ di động.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...