Tỷ phú Jeff Bezos sẽ bay lên vũ trụ vào tháng 7

Tỷ phú công nghệ Jeff Bezos sẽ bay vào vũ trụ trên New Shepard - con tàu tên lửa do công ty vũ trụ của ông, Blue Origin, thực hiện.

Chuyến bay dự kiến ​​diễn ra vào ngày 20/7 tới, chỉ 15 ngày sau khi tỷ phú Jeff Bezos từ chức Giám đốc điều hành tại Amazon. Em trai của ông, Mark Bezos, cũng sẽ tham gia chuyến bay.

"Kể từ hồi 5 tuổi, tôi đã mơ ước được du hành vào không gian", ông Jeff Bezos, 57 tuổi, cho biết trong một bài đăng trên Instagram mới đây. "Vào ngày 20/7, tôi sẽ thực hiện cuộc hành trình đó với em trai mình. Một cuộc phiêu lưu vĩ đại nhất, với người bạn thân nhất."

Tỷ phú Jeff Bezos sẽ bay lên vũ trụ vào tháng 7 ảnh 1

Nếu mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch, Jeff Bezos - người đàn ông giàu nhất thế giới với khối tài sản 187 tỷ USD - sẽ là người đầu tiên trong số các tỷ phú tài phiệt trải nghiệm công nghệ tên lửa mà ông đã đổ hàng triệu USD vào phát triển.

Tỷ phú người Anh Richard Branson với công ty Virgin Galactic, cũng đang lên kế hoạch thực hiện các chuyến bay tới không gian dành cho giới siêu giàu, cạnh tranh trực tiếp với Blue Origin. Ông Branson từ lâu đã nói rằng ông sẽ là một trong những hành khách đầu tiên trên con tàu tên lửa của Virgin Galactic, nhưng chuyến bay đó dự kiến ​​sẽ diễn ra vào cuối năm 2021.

Sau 6 năm phát triển và thử nghiệm, New Shepard (Blue Origin) là con tàu tên lửa dài 17 mét với 6 khoang con nhộng và có khả năng phóng đến 96 km khỏi trái đất chỉ trong 11 phút. Trước đó vào tháng 5, Blue Origin đã thông báo về việc chuẩn bị cho các thành viên phi hành đoàn. Mặc dù công ty chưa công bố “mức giá” cho một vé đi mặt trăng, nhưng Blue Origin cho biết một vị trí sẽ được trao cho người chiến thắng trong cuộc đấu giá kéo dài một tháng hiện đang diễn ra. Mức giá cao nhất vào 7/6 là 2,8 triệu USD nhưng nó vượt 3,2 triệu USD ngay sau thông báo của Jeff Bezos. 

Ngoài New Shepard, Blue Origin cũng đang nghiên cứu để phát triển một tên lửa tầm cao có tên là New Glenn với hy vọng đưa các vệ tinh thương mại và vệ tính của chính phủ Mỹ lên quỹ đạo. Bên cạnh đó, Blue Origin cũng mong muốn tham gia vào kế hoạch đưa con người trở lại mặt trăng vào năm 2024 của NASA, mặc dù SpaceX (của Elon Musk) đã ký hợp đồng chế tạo tàu vũ trụ để đưa các phi hành gia từ quỹ đạo mặt trăng xuống bề mặt. Blue Origin hiện vẫn đang phản đối thoả thuận đó, mặc dù NASA cũng đã nói rằng Blue Origin có đủ điều kiện để đấu thầu cho các nhiệm vụ trên Mặt trăng khác trong tương lai.

Xem thêm

Jeff Bezos: "Đã đến lúc quay trở lại mặt trăng"

Jeff Bezos: "Đã đến lúc quay trở lại mặt trăng"

Nhà sáng lập Amazon và Blue Origin - Jeff Bezos vừa hé lộ hình ảnh tàu mặt trăng Blue Moon và những kế hoạch "không tưởng" trong tương lai. Vị tỷ phú này cũng bày tỏ mong muốn “ghé thăm” mặt trăng vào
Bao nhiêu tiền 1 vé đi mặt trăng?

Bao nhiêu tiền 1 vé đi mặt trăng?

Nhân kỉ niệm 50 năm ngày con tàu Apollo 11 của NASA lần đầu tiên trong lịch sử hạ cánh trên mặt trăng, hãy cùng tìm hiểu thêm về xu hướng du lịch vũ trụ mang đầy hứa hẹn trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...