“Vận đen” của Boeing vẫn chưa kết thúc

Norwegian Air Shuttle - từng là một trong những khách hàng lớn của Boeing - đã huỷ đơn đặt hàng 97 máy bay phản lực 737 Max.
“Vận đen” của Boeing vẫn chưa kết thúc

Norwegian Air Shuttle (NAS) đã huỷ đơn đặt hàng đối với 97 máy bay phản lực Boeing - quyết định huỷ bỏ lớn nhất của một đối tác kể từ khi 737 Max bị đình chỉ. Tuy nhiên, đây được cho là vì vấn đề tài chính của Norwegian Air Shuttle do đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của hãng chứ không phải vì mối lo ngại đối với 737 Max. Các cổ đông của NAS trước đó cũng đã phê duyệt một kế hoạch tái tổ chức vào tháng 5 vừa qua để chuyển đổi khoản nợ gần 1 tỷ USD sang vốn chủ sở hữu, một động thái nhằm tránh khỏi tình trạng phá sản. 

Số lượng máy bay trong đơn đặt hàng đã huỷ của NAS bao gồm 92 chiếc 737 Max và 5 chiếc 787 Dreamliners. 

Norwegian Air Shuttle đã từng là một trong những khách hàng lớn của Boeing và cũng là hãng hàng không châu Âu đầu tiên mua 737 Max vào năm 2012. Tại thời điểm đó, Boeing đã đưa ra mức giá niêm yết 122 chiếc máy bay trong hợp đồng với NAS là 11,5 tỷ USD. 

Boeing mới đây đã đưa ra một tuyên bố cho thấy họ vẫn đang trong quá trình thảo luận với NAS về đơn đặt hàng mới bị huỷ. 

“Chúng tôi sẽ không đưa ra bình luận về các cuộc thảo luận thương mại với khách hàng. Norwegian Air Shuttle là một khách hàng lâu năm của Boeing. Cũng như nhiều nhà khai thác hàng không khác đang phải đối phó với thời điểm khó khăn, chúng tôi và NAS đều nỗ lực làm việc để tiến lên phía trước.” 

Ngoài NAS, Boeing đã phải chứng kiến 322 đơn đăt hàng bị huỷ bỏ kể từ khi đại dịch bắt đầu bùng phát khắp thế giới vào tháng 2, trong đó có 313 đơn hàng là của máy bay 737 Max. Boeing phải công bố kế hoạch cắt giảm 16.000 việc làm và cắt giảm tỷ lệ sản xuất để đối phó với sự suy giảm trong nhu cầu của thị trường nhưng Boeing vẫn còn tồn đọng 4.744 đơn hàng trước thông báo này. 

NAS đã phải chịu tổn thất bởi tình trạng đình chỉ bay của 737 Max và là đơn vị có tiếng nói gay gắt hơn hầu các hãng hàng không khách trong việc yêu cầu Boeing bồi thường. Mặc dù Boeing đã dàn xếp với các khách hàng nhưng tuyên bố của NAS cho thấy họ vẫn chưa đạt được thoả thuận riêng với Boeing. 

Tuy các điều khoản về bổi thường chung chưa được tiết lộ, nhưng các chuyên gia trong ngành tin rằng Boeing sẽ cam kết giảm giá cho những hợp đồng mua máy bay và phụ tùng trong tương lai. Và với các đơn đặt hàng số lượng lớn bị huỷ bỏ như mới đây, có thể thấy NAS chưa có bất kỳ kế hoạch tiếp tục đặt hàng Boeing trong tương lai. NAS cho biết, ngoài các vấn đề liên quan đến lệnh đình chỉ 737 Max, hãng hàng không còn gặp phải nhiều khó khăn với động cơ trên dòng 787 Dreamliners mà hãng đang sở hữu và vận hành. NAS nhấn mạnh, ngoài bồi thường, họ cũng sẽ yêu cầu Boeing trả lại tiền đặt cọc của 97 chiếc máy bay trong hợp đồng. 

Cổ phiếu của Boeing đã tăng 14% trong giao dịch thứ Hai (29/6) nhờ tin tức về các chuyến bay thử nghiệm 737 Max của FAA nhưng sau đó đã trượt giảm 6% trong giao dịch hôm qua (30/6) vì tuyên bố từ Norwegian Air Shuttle. 

Nguồn: CNN

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…