Venezuela đã chính thức vỡ nợ

Đầu tuần này, một trong những dấu vết cuối cùng nhằm chứng tỏ sự ổn định của Venezuela đã bị xóa sổ khi công ty xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor (S&P) cho biết nước này đã vỡ nợ.
Venezuela đã chính thức vỡ nợ

Theo một số nguồn tin, đối với một quốc gia mà người dân đang thiếu cả thực phẩm và thuốc men một cách trầm trọng thì Venezuela đã rất giỏi khi giữ một kỷ lục đáng ngạc nhiên về việc trả nợ đúng hạn. Tuy nhiên, điều đó đã chấm dứt hoàn toàn vào tối 13/11 vừa qua.

Theo S&P, Venezuela đã lỡ hẹn trong việc thực hiện thanh toán khoản lãi trị giá 200 triệu USD kèm khoản nợ trị giá 5 tỷ USD nợ nước ngoài.

Sau đó, chính phủ nước này đã tổ chức cuộc họp với các trái chủ tại Thủ đô Caracas vào ngày 13/11 về việc cơ cấu lại nợ nhằm xác định số tiền mà người vay sẽ trả ít hơn so với khoản nợ chính thức.

Theo Bloomberg, người dân Venezuela đã chờ đợi hàng giờ để mua lương thực, nhưng các chủ nợ tại cuộc họp tái cấu trúc này lại chỉ nhận được những túi quà tặng chứa đầy sô-cô-la và cà phê do nhà nước này sản xuất.

Cuộc đàm phán kéo dài khoảng 30 phút, và Phó Chủ tịch Tareck El Aissami, nhà thương lượng nợ của Venezuela, chủ yếu dùng cuộc họp này như một cơ hội để phàn nàn về Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, tờ Quartz cho biết.

Hơn nữa, các nhà đầu tư Mỹ cũng không thể tham gia vào việc tái cấu trúc nợ của Venezuela, vì các biện pháp chế tài cấm Mỹ nhận trái phiếu mới mà Venezuela ban hành.

Bên cạnh đó, nhiều chủ nợ cũng không thể đàm phán với ông El Aissami, Phó Tổng thống Venezuela vì ông này bị Bộ Tài chính Hoa Kỳ xử phạt, buộc tội buôn bán ma túy.

Đáng nói, trong quá khứ, bất chấp những khó khăn mà người dân phải gánh chịu, Venezuela đã sử dụng dự trữ ngoại tệ của mình để thanh toán trái phiếu.

Tuy nhiên, theo S&P, số dự trữ của các quỹ này đang ở mức thấp. Cụ thể, nước này có trữ lượng dự trữ có thể sử dụng được dưới 5 tỷ USD, chưa bằng 1/3 so với 16 tỷ USD hồi năm 2015.

Một lý do nữa khiến Venezuela kiên định chắc chắn bằng việc thanh toán trái phiếu chính là vì Chính phủ cần bảo vệ uy tín của công ty dầu quốc doanh Petróleos de Venezuela (PDVSA). Đây chính là nguồn sống cuối cùng của họ.

Venzuela, nơi có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới, cần nguồn thu từ dầu mỏ để trả nợ cũng như trả tiền trợ cấp để hỗ trợ các công dân nghèo nhất, CNBC đưa tin.

Do đó, PDVSA dựa vào các khoản tín dụng từ các ngân hàng quốc tế để tài trợ cho việc sản xuất dầu tại Venezuela. Trong thời gian tới, đây sẽ trở thành một trong số ít những điều giúp Chính phủ có thể lấy lại quyền lực.

Bây giờ, khi các lệnh trừng phạt của Mỹ ngày càng cắt giảm sâu hơn vào những gì còn lại của nền kinh tế, thì sự tự vực dậy của Venezuela ngày càng mờ mịt, nhiều nguồn tin nhận định.

Đất nước này đã đồng ý với Nga về việc tái cơ cấu khoản nợ khoảng 3 tỷ USD, nhưng vẫn còn nợ hơn 50 tỷ USD trái phiếu của các chủ nợ khác.

S&P nghĩ rằng có ít nhất 50% khả năng Venezuela sẽ vỡ nợ tiếp trong ba tháng tới.

Theo Dantri

Có thể bạn quan tâm

Giá dầu ô liu dự kiến hạ nhiệt sau mốc đỉnh lịch sử

Giá dầu ô liu dự kiến hạ nhiệt sau mốc đỉnh lịch sử

Giá dầu ô liu toàn cầu đang dần hạ nhiệt khi sản lượng được kỳ vọng sẽ tăng mạnh trong mùa vụ 2024-2025. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này vẫn đối mặt với vô số thách thức lớn từ biến đổi khí hậu, vì vậy cần có sự chuyển đổi sâu rộng để đảm bảo tăng trưởng bền vững…

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Tổng thống đắc cử Donald Trump đang khẩn trương chuẩn bị đội ngũ nội các và nhân sự cấp cao cho nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng. Những lựa chọn này hứa hẹn sẽ giúp định hình chiến lược lãnh đạo mới của ông trong bốn năm tới…

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Những quốc gia giàu có nhất thế giới không chỉ được định hình bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào hay quy mô dân số nhỏ, mà còn bởi các chính sách tài chính thông minh và khả năng duy trì sự thịnh vượng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động…

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Miuccia Prada và Patrizio Bertelli đều đang chủ động chuẩn bị chuyển giao quyền lực tại "đế chế" Prada cho thế hệ tiếp nối. Điều này không chỉ giúp bảo vệ di sản của gia đình mà còn đảm bảo quá trình kế thừa diễn ra suôn sẻ, tránh những xung đột hay căng thẳng không đáng có…

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Giá Bitcoin đã đạt mức kỷ lục 81.000 USD, với các chỉ báo phái sinh cho thấy đà tăng mạnh mẽ sẽ còn tiếp tục. Tâm lý lạc quan được thúc đẩy bởi chiến thắng của ông Donald Trump và các quyết định cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)…

Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố thỏa thuận sơ bộ với Intel trong chuyến thăm khuôn viên Intel Ocotillo tại Arizona hồi tháng 3

Chính quyền Biden và ngành chip đẩy nhanh tiến trình nhận hỗ trợ trước khi ông Donald Trump nhậm chức

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang “chạy đua” để hoàn tất các thỏa thuận hỗ trợ ngành chip trước khi ông Donald Trump nhậm chức. Việc này càng cấp bách hơn khi nhiều công ty hàng đầu như Intel và Samsung vẫn đang trong giai đoạn đàm phán để nhận trợ cấp trị giá hàng tỷ USD từ chính phủ Mỹ…

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Trong cả cuộc marathon bầu cử Tổng thống Mỹ, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí là lo ngại về khả năng trở lại chiếc ghế quyền lực của một trong những nhà lãnh đạo khó đoán định nhất: "Trump 2.0".

"Trump 2.0" sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào?

"Trump 2.0" sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào?

Tính tới 11h30 ngày 6/11, ông Trump đang dẫn trước bà Harris với những phiếu đã kiểm, Đảng Cộng hòa của ông Trump cũng gần như chắc chắn giành thắng lợi tại cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ. Câu hỏi hiện tại là Trump 2.0 sẽ như thế nào?