Video du kích người Kurd tiến hành nhiều cuộc tấn công vào thánh chiến ở Aleppo, Syria

Ngày 22/7, Lực lượng Giải phóng Afrin (ALF) công bố video ba cuộc tấn công liên tiếp vào lực lượng Hồi giáo cực đoan do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn ở Afrin trên vùng nông thôn phía bắc Aleppo của Syria.

Video đầu tiên ghi lại cuộc tấn công tại quận Rajo, phía bắc Afrin ngày 16/7. Các chiến binh người Kurd ALF phục kích một chiếc xe tải nhỏ của lực lượng Hồi giáo cực đoan được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn bằng một quả bom vệ đường tự chế. Ba tay súng thánh chiến thiệt mạng, một tay súng khác bị thương.

Video thứ hai ghi lại một cuộc tấn công của ALF bằng tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) vào một chốt phòng ngự của các tay súng Hồi giáo cực đoan thánh chiến do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn gần làng Kaljibrin ngày 19/7. Hai tay súng thánh chiến thiệt mạng và một người khác bị thương.

Video cuối cùng ngày 19/7, lực lượng ALF sử dụng ATGM tấn công vào hai xe bán tải vũ trang của các tay súng Hồi giáo cực đoan do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn trên vùng ngoại ô thành phố al-Bab, Aleppo. Bảy tay súng thánh chiến thiệt mạng, năm tay súng khác bị thương.

Bằng những cuộc tấn công này, ALF đang tuyên bố tiếp tục cuộc chiến du kích chống lại lực lượng Hồi giáo cực đoan thánh chiến và quân đội Thổ Nhĩ Kỳ trên vùng nông thôn phía bắc Aleppo. Trong vài tháng qua, ALF hầu như không hoạt động, không tiến hành bất cứ cuộc tấn công nào vào lực lượng thánh chiến trong vùng bị chiếm đóng.

Nhóm du kích người Kurd không tiến hành các cuộc tấn công trực tiếp mà sử dụng nhiều loại vũ khí tiên tiến, tấn công tầm xa như ATGM và súng trường bắn tỉa hiện đại trang bị ống ngắm quang ảnh nhiệt hoặc hồng ngoại.

Những cuộc tấn công này thường không dẫn đến thương vong cho du kích người Kurd, nhưng lực lượng Hồi giáo cực đoan thánh chiến và quân đội Thổ Nhĩ Kỳ lại pháo kích và không kích vào khu vực người dân Kurd sinh sống.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...