Việt Nam thu hút 6,17 tỷ vốn FDI trong quý 1/2024, Singapore dẫn đầu "rót vốn"

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/3/2024 đạt gần 6,17 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ. Trong số 42 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong ba tháng đầu năm 2024, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 2,28 tỷ USD...

Việt Nam thu hút 6,17 tỷ vốn FDI trong quý 1/2024, Singapore dẫn đầu "rót vốn"

Sáng ngày 29/1, Tổng cục Thống kê đã công bố Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý 1/2024 với nhiều số liệu quan trọng. Theo báo cáo, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý 1/2024 theo giá hiện hành ước đạt 613,9 nghìn tỷ đồng, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước

Trong đó, vốn khu vực Nhà nước ước đạt 162,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 26,5% tổng vốn đầu tư và tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước; khu vực ngoài Nhà nước đạt 340,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 55,5%, tăng 4,2%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 110,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 18% và tăng 8,9%.

Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội phân theo loại hình kinh tế theo giá hiện hành quý 1 các năm 2020-2024

Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội phân theo loại hình kinh tế theo giá hiện hành quý 1 các năm 2020-2024

Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trong quý 1/2024 theo giá hiện hành tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước đã phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh trong nước có xu hướng phục hồi ở nhiều ngành, lĩnh vực. Mức tăng này sẽ tạo đà tiếp tục bứt phá cho các quý tiếp theo, hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế năm 2024 trong bối cảnh nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Tổng cục Thống kê cũng cho biết tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/3/2024 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 6,17 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước.

Vốn đăng ký cấp mới có 644 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 4,77 tỷ USD, tăng 23,4% so với cùng kỳ năm trước về số dự án và tăng 57,9% về số vốn đăng ký.

Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 3,04 tỷ USD, chiếm 63,7% tổng vốn đăng ký cấp mới; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,49 tỷ USD, chiếm 31,2%; các ngành còn lại đạt 239,3 triệu USD, chiếm 5,1%.

Trong số 42 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong ba tháng đầu năm 2024, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 2,28 tỷ USD, chiếm 47,8% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Đặc khu hành chính Hồng Kông (Trung Quốc) 833 triệu USD, chiếm 17,4%; Trung Quốc 481,3 triệu USD, chiếm 10,1%; Nhật Bản 456,4 triệu USD, chiếm 9,6%; Hàn Quốc 248,6 triệu USD, chiếm 5,2%; Đài Loan 107,7 triệu USD, chiếm 2,3%.

Vốn đăng ký điều chỉnh có 248 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư tăng thêm 934,6 triệu USD, giảm 22,6% so với cùng kỳ năm trước.

Nếu tính cả vốn đăng ký mới và vốn đăng ký điều chỉnh của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 3,83 tỷ USD, chiếm 67% tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,53 tỷ USD, chiếm 26,8%; các ngành còn lại đạt 350,2 triệu USD, chiếm 6,2%.

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 604 lượt với tổng giá trị góp vốn 466,2 triệu USD, giảm 61,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có 224 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 214,5 triệu USD và 380 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 251,7 triệu USD.

Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ đạt 150,7 triệu USD, chiếm 32,3%; vốn đầu tư vào công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 99,4 triệu USD, chiếm 21,3% giá trị góp vốn; ngành còn lại 216 triệu USD, chiếm 46,4%.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam ba tháng đầu năm 2024 ước đạt 4,63 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của ba tháng đầu năm trong 5 năm qua.

Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 3,61 tỷ USD, chiếm 78% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 460,4 triệu USD, chiếm 9,9%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 197,5 triệu USD, chiếm 4,3%.

Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong ba tháng đầu năm 2024 có 22 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 28,7 triệu USD, giảm 74,6% so với cùng kỳ năm trước; có 2 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh tăng 220 nghìn USD, giảm 96,5%.

Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và điều chỉnh) đạt 28,9 triệu USD, giảm 75,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác đạt 11,5 triệu USD, chiếm 39,8% tổng vốn đầu tư; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 5,4 triệu USD, chiếm 18,6%; hoạt động xây dựng đạt 5 triệu USD; chiếm 17,3%.

anh-chup-man-hinh-2024-03-29-luc-100412-604.png
Nguồn: Tổng cục Thống kê

Trong ba tháng đầu năm 2024 có 13 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, trong đó: Hoa Kỳ là nước dẫn đầu với 6,7 triệu USD, chiếm 23% tổng vốn đầu tư; New Zealand 5,9 triệu USD, chiếm 20,3%; Đức 5,4 triệu USD, chiếm 18,6%; Lào đạt 4,2 triệu USD, chiếm 14,6%; Singapore 1,8 triệu USD, chiếm 6,1%.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết, trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước quý 1/2024 ước đạt 97,7 nghìn tỷ đồng, bằng 13,9% kế hoạch năm và tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước (quý 1/2023 bằng 12,9% và tăng 21,6%).

Theo cấp quản lý, vốn trung ương đạt 15,7 nghìn tỷ đồng, bằng 14,2% kế hoạch năm và giảm 8,1% so với cùng kỳ năm trước; vốn địa phương đạt 82 nghìn tỷ đồng, bằng 13,8% và tăng 6,4%.

Trong vốn địa phương quản lý, vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh đạt 54,8 nghìn tỷ đồng, bằng 13% và tăng 5,8%; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện đạt 23,6 nghìn tỷ đồng, bằng 15,6% và tăng 8%; vốn ngân sách Nhà nước cấp xã đạt 3,6 nghìn tỷ đồng, bằng 17,2% và tăng 5%.

Xem thêm

Xu thế chứng khoán ngày 29/3: VN-Index sẽ chịu áp lực lớn nếu cổ phiếu ngân hàng xuất hiện nhịp điều chỉnh

Xu thế chứng khoán ngày 29/3: VN-Index sẽ chịu áp lực lớn nếu cổ phiếu ngân hàng xuất hiện nhịp điều chỉnh

Nhà đầu tư hạn chế mua mới tại thời điểm hiện tại, chỉ duy trì tỷ trọng đối với những nhóm ngành đang thu hút dòng tiền tốt như chứng khoán, ngân hàng. Điểm số chung vẫn chịu tác động trực tiếp của 2 nhóm nêu trên và có thể sẽ chịu áp lực lớn nếu cổ phiếu ngân hàng xuất hiện nhịp điều chỉnh...

Có thể bạn quan tâm

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương

Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị 4 giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân trên 95% tổng vốn đầu tư công

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết việc giải ngân vốn đầu tư công vừa qua gặp nhiều khó khăn, nổi bật là vấn đề vật liệu thông thường phục vụ cho thi công các công trình lớn. Thứ trưởng cũng nêu ra các nhóm giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân trên 95% tổng vốn...

Đón làn sóng đầu tư mới

Đón làn sóng đầu tư mới

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi cung ứng...

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần làm rõ tổng mức đầu tư, không tô hồng bức tranh tài chính

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh rằng cần phải tính toán chính xác chi phí xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, không tô hồng bức tranh tài chính, đặc biệt trong giai đoạn vận hành khai thác để đảm bảo dự án đạt hiệu quả kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng cao...