Vietnam Airlines dự kiến lại báo lỗ

Vietnam Airlines vẫn dự kiến lỗ ròng hơ9.300 tỷ đồng trong năm nay, giảm 23,5% so với khoản lỗ năm trước.
Vietnam Airlines dự kiến lại báo lỗ

Theo tài liệu họp Đại hội cổ đông mới được công bố, Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines (MCK: HVN) lên kế hoạch năm nay với doanh thu công ty mẹ 45.252 tỷ đồng, gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù doanh thu tăng, công ty vẫn dự kiến lỗ ròng 9.335 tỷ đồng trong năm nay, giảm 23,5% so với khoản lỗ năm trước.

Nhiệm vụ trọng tâm của Vietnam Airlines năm nay là tập trung vào việc tái cơ cấu danh mục đầu tư. Trong đó, doanh nghiệp hàng không này sẽ hoàn thành việc tái cơ cấu Pacific Airlines, thanh lý tài sản, bán và cho thuê máy bay, tái cơ cấu nguồn vốn thông qua phát hành thêm cổ phiếu và trái phiếu, cùng với đó là chuyển nhượng, thoái vốn tại một số doanh nghiệp thành viên. Hiện Vietnam Airlines có 19 công ty con và 2 công ty liên kết.

Vietnam Airlines cũng dự kiến vận chuyển 17 triệu khách cùng 271.200 tấn hàng hóa.

Về việc bán 9 tàu bay sản xuất năm 2007-2008, VNA cho biết đã thực hiện bán 2 lần trong năm 2021 nhưng không thành công. Năm 2022, công ty đang triển khai bán 2 tàu thông qua hình thức thuê lại sau khi chuyển đối cấu hình sang tàu chở hàng; tiếp tục triển khai bán 7 tàu còn lại trong thời gian tới.

Hãng hàng không này cũng trình cổ đông thông qua bổ sung điều lệ về việc chuyển nhượng vốn ra ngoài Vietnam Airlines. Cụ thể, việc chuyển nhượng các khoản đầu tư vốn ra ngoài công ty, bao gồm cả việc chuyển nhượng quyền mua cổ phần, quyền góp vào công ty cổ phần, công ty TNHH thực hiện theo quy định, đảm bảo các nguyên tắc tuân thủ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước; phản ánh đầy đủ giá trị doanh nghiệp bao gồm cả giá trị quyền sử dụng đất và bảo đảm nguyên tắc thị trường.

HĐQT Vietnam Airlines đánh giá sau 2 năm dịch Covid-19 bùng phát, năm 2022 sẽ có nhiều khởi sắc đối với ngành hàng không Việt Nam. Việc nối lại các đường bay nội địa và quốc tế thường lệ không chỉ giúp ngành hàng không duy trì hoạt động vận chuyển hành khách mà cũng góp phần tháo gỡ khó khăn cho công ty, thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế.

Tại báo cáo tài chính hợp nhất năm 2020, 2021 và Quý I/2022 ghi lỗ và vốn chủ sở hữu hợp nhất bị âm tại thời điểm 31/3. Đó là lý do cổ phiếu HVN bị đưa vào diện kiểm soát

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Trong khi nhiều doanh nghiệp dè dặt thắt chặt dòng tiền, Sabeco lại khiến thị trường xôn xao với kế hoạch chi cổ tức tiền mặt lên tới gần 3.800 tỷ đồng dù kết quả kinh doanh quý I vẫn đang chịu sức ép từ cạnh tranh và chính sách thuế...

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ giảm điểm sau khi Tổng thống Donald Trump đưa ra những phát biểu thiếu chắc chắn về các thỏa thuận thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng đang thận trọng chờ đợi quyết định lãi suất từ Fed…

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Ngày đầu vận hành hệ thống KRX, thị trường chứng khoán Việt Nam bật tăng trong kỳ vọng nâng hạng, nhưng đà phục hồi vẫn thiếu lực khi dòng tiền còn dè dặt và các công ty chứng khoán cho rằng thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi ngang trong ngắn hạn trước khi bước vào xu hướng rõ ràng hơn...

 Vinpearl, TCBS, Hoa Sen và những cuộc chơi tỷ đô

Vinpearl, TCBS, Hoa Sen và những cuộc chơi tỷ đô

Giữa những thách thức của nền kinh tế, các "ông lớn" như Vingroup, Techcombank, Tập đoàn Hoa Sen vẫn đang âm thầm tìm kiếm cơ hội tái cấu trúc và mở rộng hoạt động kinh doanh. Một trong những chiến lược họ nhắm tới chính là IPO các công ty con...